-->

Thư viện hình ảnh

Chùa Pháp Cổ Sơn

Pháp Cổ Sơn (DDM) là một danh lam thắng cảnh nằm trên một sườn đồi gần giao lộ ở đường cao tốc Bờ biển Bắc và Yangmingshan-Jinshan trong Sanjie, huyện Jinshan, thành phố New Taipei, Đài Loan.
Pháp Cổ Sơn được thành lập vào cuối năm Hòa thượng Thiền Sư Sheng-yen. Sau đó, dưới sự dẫn dắt của Đại sư Thánh Nghiêm cùng với nỗ lực của tập thể các Phật tử, Pháp Cổ Sơn đã trở thành một trung tâm tu học Phật Pháp. Các mục tiêu của Pháp Cổ Sơn là để bảo vệ đời sống tinh thần của nhân loại, và xây dựng một cõi tịnh độ trong cõi Ta Bà này.
Đối mặt với phía nam, phía bên trái của Pháp Cổ Sơn giống như một con rồng màu xanh lá cây với đầu nâng lên hoặc giống như một chuông cổ treo trên bầu trời, trong khi phía bên phải lại giống như một con hổ trắng với đầu cúi xuống. Nhìn từ trên xuống, phần chính của núi trông giống một cái trống khổng lồ đặt theo chiều dọc. Với tên gọi Pháp Cổ Sơn cũng đã phần nào phản ánh sự tồn tại của Tam giới trong tín ngưỡng Phật giáo, Phật Pháp có sự mầu nhiệm vượt qua tất cả cũng như lan tỏa trên toàn thế giới.

Làng cổ Cửu Phần


Làng cổ Cửu Phần (Jiufen Old Village) là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc Đài Loan. Với vị trí địa lý đặc biệt: nằm trên vách núi, hướng ra bờ biển Đông Đài Loan, làng Jiufen là điểm dừng chân độc đáo, ngày càng hấp dẫn nhiều khách du lịch Đài Loan. Vì nằm trên sườn núi, làng Jiufen sở hữu vẻ đẹp hết sức lãng mạn. Đặt chân đến Jiufen, bạn sẽ được thả hồn theo làn sương mù giăng mắc khắp nơi tạo nên một khung cảnh thiên nhiên huyền ảo. Đặc biệt, bạn còn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát lạnh từ biển khơi xanh thẳm và phóng tầm mắt ra xa ngắm mây trời, non nước hữu tình.

Ngôi làng nhỏ trên vách núi nhìn ra bờ biển Đông Đài Loan là địa điểm lý tưởng cho những chuyến du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần. Chỉ nằm cách Đài Bắc 1 giờ đi xe về phía Bắc, Jiufen từng là nơi người ta đổ xô đến đào vàng. Ngày nay, khu mỏ đã đóng cửa, Jiufen được tu sửa và đón tiếp du khách với những trà quán thanh bình, những cửa hàng, quán bar, phòng triển lãm rải rác khắp nơi.

Hấp dẫn truyền thuyết tại làng Jiufen, Tại sao gọi là Cửu Phần?

Rất nhiều du khách khi đặt chân đến làng Jiufen thì đều có chung một câu hỏi: cái tên Jiufen bắt nguồn từ đâu? Nếu bạn có cơ hội được trò chuyện với bất kể người dân nào sinh sống trong làng này, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời cho câu hỏi ấy. Bạn sẽ được nghe kể một truyền thuyết. Xưa kia, từ thời ngôi làng mới được khai lập, chỉ có 9 gia đình sinh sống trong ngôi làng này, Trước khi phát triển, Jiufen có hệ thống giao thông vận tải lạc hậu, thô sơ khiến cho các chuyến đi ra thị trường thế giới rất bất tiện. Vì vậy, bất cứ khi nào có gia đình đi mua sắm tại các thị trường khác, họ thường mua đồ để chia cho 8 gia đình còn lại. Chính vì vậy Jiufen có tên gọi như thế. Ngôi làng là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau khi khó khăn của người dân sinh sống nơi đây. Mỗi lần dân làng muốn mua một món gì, đều đặt mua chín suất (cửu phần). Từ đó, theo thói quen, người ta gọi làng này là Cửu Phần.

Những đổi thay hấp dẫn khách du lịch Đài Loan đến với làng Jiufen

Năm 1893, người ta phát hiện được nhiều mỏ vàng ở vùng này. Công cuộc khai thác vàng đặc biệt phát triển dưới thời cai trị của quân phiệt Nhật (1895 - 1945), giúp Cửu Phần từ một làng nghèo nàn và lạc hậu trở thành thị trấn náo nhiệt với 4 ngàn hộ dân.

Sau chiến tranh Thế giới thứ Hai, việc khai thác vàng giảm dần và đến năm 1971 thì chấm dứt. Từ đó, Cửu Phần bị rơi vào quên lãng.

Năm 1989, bộ phim Bi tình thành thị (Thành phố buồn) của Đài Loan được giải thưởng ở Liên hoan phim quốc tế Venice. Phim lấy thị trấn Cửu Phần làm bối cảnh, gây tiếng vang lớn ở Đài Loan. Quang cảnh cổ xưa được thể hiện trong phim cộng với sự quảng bá của các phương tiện truyền thông đã thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ, các học giả và đông đảo công chúng.

Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, Cửu Phần trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn, du khách từ khắp nơi ở Đài Loan và các nước Đông Á, Đông Nam Á đến đây ngày càng nhiều.

Sự nổi tiếng của làng Jiufen bắt nguồn từ việc nơi đây là nơi người ta thường tập trung khai tác mỏ vàng. Ngày nay, làng Jiufen trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch với vẻ đẹp tự nhiên cuốn hút. Xung quanh thị trấn có hàng trăm cửa hàng, quầy cà phê, nhà hàng, phòng trà cùng với rất nhiều cửa hàng thủ công mỹ nghệ, những đại lộ trải dài tập trung nhiều khách du lịch. Các đường phố cũ, tòa nhà lịch sử truyền thống, các trò chơi, leo núi, hương vị đồng quê… tất cả tạo nên một chuyến du lịch lý thú cho du khách khi đến với Jiufen.

Cùng với làng Jinsuashih nổi tiếng với công viên Vàng, người dân làng Jiufen tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai bằng cách phát triển tuyến du lịch liên hoàn Jiufen – Jinguashih. Khách du lịch đến vùng này ngoài khám phá mỏ vàng, bạc và đồng, còn tham gia dịch vụ du lịch như: đãi vàng ở con sông chảy vắt qua ngôi làng. Chắc chắn, Jiufen sẽ ngày càng giữ chân được nhiều du khách đến với nơi này.

Làng Cửu Phần (Jiufen Old Village) không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của Đài Loan. Không ồn ào, không mang vẻ sang trọng của chon phồn hoa, làng Jiufen với vẻ đẹp thanh bình, lãng mạn và nên thơ hấp dẫn khách tham gia theo một cách rất riêng mà ít nới nào khác có được.

Jiufen là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc Đài Loan. Với vịa trí địa lý đặc biệt: nằm trên vách núi, hướng ra bờ biển Đông Đài Loan, làng Jiufen là điểm dừng chân độc đáo, ngày càng hấp dẫn nhiều khách du lịch Đài Loan. 

Vì nằm trên sườn núi nên làng Jiufen sở hữu vẻ đẹp hết sức lãng mạn. 

Đặt chân đến Jiufen, bạn sẽ được thả hồn theo làn sương mù giăng mắc khắp nơi tạo nên một khung cảnh thiên nhiên huyền ảo. Đặc biệt, bạn còn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát lạnh từ biển khơi xanh thẳm và phóng tầm mắt ra xa ngắm mây trời, non nước hữu tình. 

Ngôi làng nhỏ trên vách núi nhìn ra bờ biển Đông Đài Loan là địa điểm lý tưởng cho những chuyến du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần. 

Chỉ nằm cách Đài Bắc 1 giờ đi xe về phía Bắc, Jiufen từng là nơi người ta đổ xô đến đào vàng. Ngày nay, khu mỏ đã đóng cửa, Jiufen được tu sửa và đón tiếp du khách với những trà quán thanh bình, những cửa hàng, quán bar, phòng triển lãm rải rác khắp nơi. 

Khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở Jiufen.

Vì làng nằm trên sườn núi, nên xe bus phải dừng lại ở bến đỗ dưới chân núi, để du khách đi bộ vào làng. Bước vào làng là phải theo con đường bậc thang đi dần lên trên.

Lý do ngôi làng có tên gọi là Jiufen là vì xưa kia, từ thời ngôi làng mới được khai lập, chỉ có 9 gia đình sinh sống trong ngôi làng này, Trước khi phát triển, Jiufen có hệ thống giao thông vận tải lạc hậu, thô sơ khiến cho các chuyến đi ra thị trường thế giới rất bất tiện. Vì vậy, bất cứ khi nào có gia đình đi mua sắm tại các nơi khác, họ thường mua đồ để chia cho 8 gia đình còn lại. Chính vì vậy Jiufen có tên gọi như thế. 

Ngôi làng là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau khi khó khăn của người dân sinh sống nơi đây. 

Ngày nay, làng Jiufen trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch với vẻ đẹp tự nhiên cuốn hút. Xung quanh trị trấn có hàng trăm cửa hàng, quầy cà phê, nhà hàng, phòng trà cùng với rất nhiều cửa hàng thủ công mỹ nghệ, những đại lộ trải dài tập trung nhiều khách du lịch. 

Các đường phố cũ, tòa nhà lịch sử truyền thống, các trò chơi, leo núi, hương vị đồng quê… tất cả tạo nên một chuyến du lịch lý thú cho du khách khi đến với Jiufen. 

Không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, làng Jiufen còn là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Đài Loan. 

Con đường thẳng đứng với những mái nhà xưa

Con đường chính ở Cửu Phần có tên là Thụ Kỳ Lộ (đường thẳng đứng và gồ ghề). Con đường rất hẹp, bề ngang chỉ độ 2 mét, gồm các bậc thang toàn bằng đá granit.

Nó xuyên suốt thị trấn từ dưới lên trên, men theo sườn núi, do đó mới gọi là đường thẳng đứng (thụ trong thụ lập). Hai bên đường, hàng quán nhà cửa san sát nhau. Đường hẹp nên không có vỉa hè, các ngôi nhà nhỏ hẹp đều không có sân.

Để chống chọi với gió biển và mưa bão, nhà nào cũng xây bằng đá và gạch rất vững chắc, mái lợp hai tầng, bên trên sơn một loại dầu thảo mộc có màu đen như hắc ín, cốt để chống thấm.

Du khách đi lên các bậc thang, dừng lại để ngắm nhìn phía dưới, thấy tầng tầng lớp lớp ngôi nhà cổ với mái nhà màu đen, hình thành một quang cảnh rất độc đáo không nơi nào có.

Nhà cổ ở Cửu Phần

Ngoài con đường thẳng đứng, còn hai con đường song song cắt ngang Thụ Kỳ Lộ. Đó là Khinh Tiên Lộ và Cổ Sơn Nhai. Trên hai con đường này có nhiều trà quán, hiệu bánh, tiệm ăn, rạp hát, nhà bảo tàng về khai thác vàng, phòng triển lãm nghệ thuật dân gian Cửu Phần, vài ngôi chùa và miếu thờ Thành hoàng. Có quán ăn nổi tiếng lấy luôn tên phim Bi tình thành thị đặt cho cửa hàng của mình.

Trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, quân phiệt Nhật lập tại Cửu Phần một trại giam giữ tù binh thuộc các nước đồng minh (trong đó có nhiều lính Anh) và bắt họ lao động trong các mỏ vàng. Giữa lối kiến trúc đặc sắc của người Trung Hoa thì thỉnh thoảng trên Cửu Phần, bạn sẽ bắt gặp một số nhà theo lối kiến trúc Nhật với những cánh cửa lùa và sàn nhà lát gỗ. Nguyên nhân của sự bất thường này là do Đài Loan từng là thuộc địa của Nhật suốt 50 năm.

Do đó, xen lẫn vào các ngôi nhà xây theo lối kiến trúc truyền thống của người Trung Hoa, còn có một số nhà theo lối kiến trúc Nhật với những cánh cửa lùa và sàn nhà lát gỗ.

Con đường chính ở Cửu Phần

Về ẩm thực, Cửu Phần có một thực đơn phong phú gồm nhiều đặc sản. Nhưng hấp dẫn nhất là các loại bánh chế biến từ khoai (khoai môn, khoai sọ) với hương vị rất đặc biệt, nổi tiếng khắp Đài Loan.

Cửu Phần nổi tiếng như một thiên đường của các loại bánh ở Đài Loan, nhất là các loại bánh chế biến từ khoai với hương vị rất đặc biệt. Cửa hàng bánh nhiều vô kể, trước mỗi cửa hàng đều bày ra các loại bánh được cắt nhỏ để du khách nếm thử trước khi mua.

Loại bánh khoai nổi tiếng ở Cửu Phần

Cửa hàng bánh nhiều vô kể, trước mỗi cửa hàng đều bày ra các loại bánh được cắt nhỏ để du khách nếm thử trước khi mua.

Du khách nối đuôi nhau nếm thử từ tiệm này sang tiệm khác. Tôi cũng làm theo mọi người, ăn thử mỗi loại bánh một mẩu. Sau khi ghé qua gần một chục cửa hàng như thế, tôi dừng lại để uống một chén trà Ô Long, thế là no căng cả bụng.

Thông tin thêm:

Phương tiện đi lại: Từ trung tâm Đài Bắc bạn hãy thuê taxi hay đi buýt đến đây, thời gian di chuyển khoảng hơn 1giờ đồng hồ. Từ ga MRT Zhongxiao Fuxing đi ra cửa Exit 1, tìm bus #1062 và đến Jiufen. Kể cả đi taxi hay xe buýt, họ sẽ cho bạn xuống trước cửa của 7 Eleven, từ đó bạn đi vào hẻm phố là tới.

Những khu chợ đêm Đài Bắc

Đến với Đài Bắc của Đài Loan, du khách không thể bỏ qua các khu chợ đêm của thành phố, bởi đây là nơi hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của địa phương.


Chợ đêm Shilin: Đây là chợ đêm lớn nhất và nổi tiếng nhất, nằm ở quận Shilin. Khu chợ nổi tiếng có hàng loạt món ăn truyền thống hay những món ăn vặt của Đài Loan như trứng tráng hàu, trà sữa trân châu.... Ngoài ra, quần áo thời trang cũng là mặt hàng phổ biến. Ảnh: Taiwandao.


Hầu hết các cửa hàng nằm ở trong tòa nhà, nhưng bạn cũng có thể thấy rất nhiều cửa hiệu và quầy hàng dọc trên đường phố. Hãy cảm nhận sự sôi động, sầm uất của chợ đêm Shilin trong chuyến tham quan Đài Bắc. 


Chợ đêm Gongguan: Nằm gần Đại học Đài Loan và ga tàu điện ngầm Gongguan, chợ đêm Gongguan thường là điểm đến của sinh viên và khách du lịch. Nơi đây được thiết kế có rạp chiếu phim, nhà sách, quán cà phê, nhà hàng nước ngoài, cửa hàng quần áo và các cửa hàng bán đồ thể thao.


Những món ăn vặt nổi tiếng nhất ở chợ đêm Gongguan là mi fhàu, bánh tiết lợn, trà sữa trân châu và bánh cuốn. Các cửa hàng bán những sản phẩm này đều rất đông, du khách thường phải xếp hàng dài để đợi đến lượt. 


Chợ đêm Raohe: Khu chợ này có nhiều món ăn ngon hấp dẫn du khách như bánh đậu hũ, sườn chiên, sườn hầm cùng các loại thảo mộc, bánh tiêu nướng giòn... Ảnh: Sina.


Raohe còn có một linh vật biểu tượng là con cú, có nghĩa là sôi động và nhiệt tình vào ban đêm, giống như phong cách sống của các chủ quán ở nơi đây. 


Chợ đêm Huaxi: Đây là chợ đêm du lịch đầu tiên tại Đài Loan và được biết đến với vô vàn món hải sản và các món được chế biến từ rắn. 


Lối vào của khu chợ là một công trình xây dựng mang đậm nét truyền thống Trung Hoa, với những chiếc đèn lồng đỏ để tạo nên dấu ấn cho du khách. Các cửa hàng dọc hai bên đường vốn đã nổi danh từ nhiều năm nay bao gồm cả các quán đồ ăn vặt nổi tiếng Đài Loan, như mì Dan-tsu, súp mực ống, súp thịt lợn....


Chợ đêm Shida: Nằm ở gần Đại học Sư phạm Đài Loan, chợ đêm Shida thu hút rất đông sinh viên và du khách, đặc biệt là vào cuối tuần. Người dân coi đây là chợ đêm dành cho sinh viên, với nhiều món ăn ngon từ các cửa hàng bán các đồ ăn của các nước trên thế giới cùng rất nhiều quần áo và linh kiện điện tử. Ảnh: Taiwandao.


Chợ đêm Wufenpu: Nếu bạn muốn mua sắm quần áo, hãy đến Wufenpu. Đây là chợ đầu mối bán buôn các loại quần áo từ bình dân cho đến cao cấp, chủng loại rất phong phú. Ảnh: Mafengwo.


Chợ đêm Jingmei: Khu chợ này có rất nhiều món ăn ngon, như bánh bao chiên Chingmei của Thượng Hải, đồ nướng bằng than của Trịnh Gia, vịt hầm thuốc bắt Đồng Quy...Tới Jingmei, du khách có thể thỏa thích thưởng thức tinh hoa ẩm thực của địa phương. Ảnh: Meilishuo.


Chợ đêm tại Đài Bắc nói riêng và Đài Loan nói chung là một nét đẹp văn hóa sinh hoạt cộng đồng của cư dân bản địa, và cơ hội cho khách du lịch có cơ hội khám phá để nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống nhộn nhịp của một Đài Loan hiện đại


Khám phá chợ đêm Phùng Giáp (Fengjia)


Chợ đêm Phùng Giáp (Fengjia Night Market) là địa điểm thu hút khách du lịch về đêm nổi tiếng nhất Đài Trung, chợ chạy sâu vào mọi ngóc ngách từ cổng chính tới trường Đại Học Phùng Giáp. Họp 7 ngày trong tuần, từ chiều tối cho tới tận nửa đêm, không khí Chợ Đêm Phùng Giáp luôn luôn nhộn nhịp với những món ăn hương vị thơm ngon nhờ bàn tay tài ba của những người bán hàng, cùng nhiều loại đồ ăn tuyệt vời điển hình như đậu phụ thối lên men và đầu vịt cay. 


Chợ đêm Phùng Giáp là chợ đêm lớn nhất, phổ biến nhất và thú vị nhất ở Đài Loan. Mặc dù nó có nguồn gốc là một chợ nhỏ xung quanh Đại học Fengjia, nó ngày càng trở nên phổ biến kể từ khi hệ thống đường cao tốc được xây dựng và ở gần Sân bay Đài Trung đã được cải tạo.

Ngày nay, nơi này thu hút hơn một trăm triệu du khách mỗi năm và làm hàng tỷ đô la doanh TWD mỗi năm. Và có một lý do. Nếu bạn muốn cuộc sống về đêm, nơi này đánh bại phần còn lại. Đài Trung từ lâu đã là điểm dừng chân cho những người đi du lịch phía bắc và phía nam, cũng như cho những người tìm kiếm một số thực phẩm tươi nấu chín vào giữa đêm.


Và thực sự là thực phẩm ở đây rất tuyệt vời. Quả bóng thịt bạch tuộc, "nạp khoai tây nướng", xúc xích cuộn nếp gạo, bánh crepe, gà rán hàu, súp khoai môn bóng ngọt và kem siêu cao tất cả quyến rũ hương vị của đêm.

Một trong những cửa hàng bán trà bong bóng tốt nhất, chỉ cần đến Tea Shop - phục vụ bán hàng tốt nhất trà sữa Gật, cũng có thể được tìm thấy ở đây, như thể một nhà hàng bún bò Greet ở vùng ngoại ô của chợ.

Nhà hàng gần đó, chẳng hạn như Juanyong Village và Jingcai Xiaoguan cũng có giá trị một lần. Khi bụng của bạn là đầy đủ, ngắm người qua lại, chơi những trò chơi trên cung cấp và mua sắm quần áo và giày ở đây để thay thế.


Khi nói đến mua sắm, các lựa chọn trên cung cấp ở đây là trưởng thành hơn so với những người Yizhong Street, được thành lập để phục vụ cho nhiều sinh viên trong khu vực. Bạn có thể tìm thấy nhiều trung tâm mua sắm nhỏ ở chợ đêm, làm cho nó tốn nhiều thời gian để khám phá. Chúng tôi giới thiệu ít nhất hai buổi tối của mua sắm và ăn uống ở đây.

Vãng chùa Văn Võ Miếu


Văn Võ Miếu là một đền thờ Khổng Tử (Văn Miếu) và Quan Công (Võ Miếu) nằm ở bờ hồ phía bắc của Nhật Nguyệt Hồ, thuộc Đài Trung và cũng là một trong những chùa nổi tiếng Đài Loan. Văn Võ Miếu ấn tượng du khách bởi được xây dựng thành hệ thống kiến trúc bên triền đồi, trải dài từ thấp đến cao. Miếu Văn Võ bên hồ Nhật Nguyệt tuyệt đẹp tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo nhuốm màu linh thiêng và là điểm du lịch bạn không thể bỏ qua khi đến với Đài Loan.

Xây dựng đền thờ bắt đầu vào năm 1934 và được xây dựng trên dưới chân núi phía bắc của Sun Moon Lake. Nó đã được hoàn thành vào năm 1938. Đền Wen Wu hiến thánh Khổng Tử, (Thiên Chúa của Scholar), Quan Công (Quan Thánh thiện Hoàng đế), và các vị thần khác, trong đó có nhiều vị thần văn hóa và võ. Đây là lý do tại sao nó được gọi là "Đền Wen Wu," có nghĩa là đền thờ văn hóa và võ.


Trước thời Đài Loan bị Nhật chiếm đóng, tại hồ Nhật Nguyệt có hai đền thờ tên Longfong Temple và Yihua Hall. Khi người Nhật xây đập thủy điện ở đây, mực nước hồ Nhật Nguyệt lên cao, các đền thờ này phải di tản. Người Nhật đồng ý bồi thường, và ban quản trị hai chùa nầy quyết định góp sức lại xây dựng một đền thờ lớn duy nhất, mang tên Văn Võ Miếu như ngày nay. Đây là một điểm thu hút du khách quan trọng.

Wen Wu đền của Sun Moon Lake là một cấu trúc lớn với ba hội trường riêng biệt. Thiết kế dựa trên cung điện của miền Bắc Trung Quốc. Có một đền thờ trên tầng hai dành cho việc tổ tiên Kaiji (Thiên Chúa của văn chương), và hội trường trung tâm được dành cho Quan Công (God of War) và các chiến binh thần Nhạc Phi. Các phòng phía sau là dành riêng cho Khổng Tử.

Wen Wu đền của Sun Moon Lake có một bức tượng đồng của Khổng Tử ngồi, mà làm cho ngôi chùa này là người duy nhất ở Đài Loan có hình ảnh của nhà hiền triết. Nó cũng là đền thờ Khổng Tử chỉ giữ cửa trung tâm liên tục mở bởi vì có là khách du lịch rất nhiều.

Lối vào chính của "Gateway Arch Nghi" là một phong cách cổng vòm phía bắc tượng đài được làm bằng đá xanh. Wen Wu đền có hai con sư tử đá châu sa trên hai mặt của quảng trường phía trước, là một trong những tính năng thú vị của nó. Cách duy nhất để đạt được đền Wen Wu trước khi là một chuyến đi thuyền đến bến tàu dưới Đền Thờ, và tất cả mọi người phải leo lên cầu thang dốc được gọi là "Nấc thang lên thiên đường" trong những ngày đầu.

Chùa hiện nay có 366 bước, vì vậy nó được gọi là "Năm của các bước," tượng trưng cho 366 ngày trong một năm cộng với một ngày thêm trong một năm nhuận.

Khách hàng sử dụng chuông gió dọc theo các bước yêu cầu phước lành. Họ lần đầu tiên tiến hành đền Wen Wu mua chuông gió tương ứng với dấu hiệu Zodiac của họ, và vượt qua họ thông qua hương khói do người lao động đền. Sau đó, họ ghi tên và mong muốn của họ trên một tờ giấy màu đỏ, đi đầu của năm "của bước" vòng chuông, và cuối cùng, họ đi xuống các bước và treo chuông bên cạnh những bước đại diện cho ngày sinh nhật của họ.


Văn Miếu thờ Khổng Tử và hai đồ đệ của ông, là Mạnh Tử (Mencius) và Zihsih. Võ Miếu thờ Quan Công và một tướng lãnh yêu nước Nhạc Phi. Văn Miếu nằm trên cao, cho thấy thái độ trọng văn khinh võ của người xưa. Kiến trúc của chùa này giống như kiến trúc đền đài miền Bắc Trung Quốc, qui mô và ấn tượng. Đền được trang trí rất đẹp, cột nhà tới trần, màu sắc vàng và đỏ truyền thống của các cung điện Trung Quốc ngày xua.

Văn Võ Miếu bên hồ Nhật Nguyệt tuyệt đẹp tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo nhuốm màu linh thiêng và là điểm du lịch bạn không thể bỏ qua khi đến với Đài Loan.