-->

Thư viện hình ảnh

Royal Grand Hall – Ngôi Chùa Cổ Trứ Danh Phù Tang

Royal Grand Hall tọa lạc ở trung tâm Nhật Bản trong vành đai Công viên Quốc gia Seto Inland Sea, 148ha được bao bọc bởi chung quanh bởi 8 ngọn núi, thành hình một bông sen 8 cánh. Khu vực này được biết đến với truyền thuyết “Thung lũng Mãng xà”

Royal Grand Hall gắn liền với câu chuyện nhà sư Shinku Miyagawa là được xem là một tu sĩ có chức cao trong giáo phái, Dr Enshinjoh đã có một giấc mộng liên quan đến truyền thuyết này. Trong bình mình với những tia ánh sáng đầu tiên ông mộng thấy có vô số mãng xà bò khắp mặt đất. Trong những con mãng xà đó có một con mãng xà vương mình cuộn trọn bất thình lình ngóc đầu lên sau khi đảnh lễ rắn nói ” chúng tôi hoan nghênh Ngài. Đã lâu lắm rồi, chúng tôi luôn chờ đợi điều này xảy ra. Chúng tôi sẵn sàng chuyển giao mảng đất này cho Ngài, mảnh đất mà chúng tôi đã dành cả sinh mệnh mà bảo vệ. Hãy sử dụng mảnh đất này. Chúng tôi xin hứa sẽ bảo vệ mảnh đất này mãi mãi”

Những con mảng xà biến mất sau khi nói với xong. Enshinjoh một mình đứng giữa trời đất mênh mông, chung quanh là núi non xanh biếc ánh sáng chan hòa. Trong Phật giáo, rắn hổ mang vua của những loài rắn biểu tượng cho sự bảo vệ. Ở Nhật Bản biểu tượng của nó là Mãng xà.

Royal Grand Hall là không chỉ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng Nhật Bản một công trình xây cất chùa Phật giáo lớn nhất trên thế giới, Hùng Trang Đại Điện Phật Giáo ở Quận Hạt Hyogo, Nhật Bản, sẽ là một trường hợp phá vỡ kỷ lục ở nhiều mặt. Trước chính điện là một đôi đèn lồng bằng đá cao 12m được ghi vào sổ kỷ lục thế giới Guinness Wordl. Ngoài ra đỉnh chóp nóc lớn nhất 9m bề cao 8.8m bề rộng, được đặt trên đỉnh chóp nóc tòa nhà chính của ngôi chùa cũng chiếm kỷ lục.


Với chiều cao 51.5 mét, tương đương với một cao ốc 18 tầng, Royal Grand Hall là ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản.

Cổng tam quan của chùa cao 14m và ngang 28.2m với hai trong Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo đứng chầu hai bên là tượng Dư Thiên Vương và Trì Quốc Thiên Vương. Đôi tượng hai vị thần hộ pháp đứng chầu hai bên cổng như muốn nhắc nhở người ta hãy làm lành và tránh xa những điều ác. Điều thú vị trong 2 bức tượng này chính là pho tượng phía bên phải há miệng biểu tượng cho thở vào trong khi pho tượng bên trái thì khép miệng lại tượng trưng cho thở ra.

Bắt ngang qua Ánh Nguyệt Đàm chính là chiếc cầu Như Lai Kiều dài 141m sẽ đưa quan khách đến cổng chính cao 35.6m, ngang 34.5m, để đi vào Tịnh Độ Viên

Điện thờ hình bát giác lớn nhất Nhật Bản nằm dọc theo con đường dẫn đến Chính Điện và nép mình giữa vườn cây xinh tươi là Điện thờ Prince Shotoku. Gần đó là một bảo tháp 5 tầng được làm bằng gỗ đơn sơn lên những màu sắc truyền thống của dân tộc và cao 32.7m.

Có lẽ điều ấn tượng nhất chính là Ngôi Chính Điện nằm trên đỉnh đồi được trang trí với 10,450 mẫu chạm khắc và 320,000 mảnh vàng lá, và ở trung tâm là một Kim Điện cao 19 mét bề ngang 19.98 mét, với các tác phẩm khắc chạm 108 Bồ tát và 1,008 hóa thân Đức Phật.

Để xây nên một công trình xây cất chùa Phật giáo nổi tiếng như vậy cũng không thể bỏ qua 3.5 triệu công nhân trong đó có cả kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân v.v.. từ Nam Hàn và Trung quốc đã làm việc miệt mài trong bảy năm mới hoàn tất công trình vô cùng vĩ đại này và được khánh thành hồi đầu tháng 11 năm 2008.

Chùa Todaiji (Nara)

Chùa Todaiji là ngôi chùa nằm trong hạng mục di sản thế giới Di tích Nara cổ. Ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản này được biết đến như lời nhắn gửi của Thượng Đế khi có rất nhiều Shinto có rất nhiều hươu sao xuất hiện ở những bãi cỏ trong chùa.

Todaiji là một ngôi chùa Phật giáo cổ nằm ở thành phố Nara, Nhật Bản, được biết đến là một quần thể kiến trúc gỗ lớn nhất Thế giới hiện nay. Ở đền thờ chính điện của ngôi chùa có tượng đồng của Phật Tỳ Lô Giá Na.

Không phân biệt là trong nước hay thế giới nhưng hiện nay hình thức du lịch tâm linh khá phổ biến, chính vì vậy mà những ngôi chùa cổ xưa hay những ngôi chùa hiện đại điều nhận được sự quan tâm của nhiều người từ dân địa phương cho đến du khách trong và ngoài nước. Ở nước ta mô hình này cũng phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ. Hằng năm Nhật Bản thu hút một lượng lớn du khách trên khắp thế giới đến đây để cảm nhận nền văn hóa sâu sắc của người dân nơi đây, là nơi nghỉ ngơi thư giãn và sâu xa hơn chính là muốn tìm hiểu cội nguồn tâm linh của đạo Phật ở Nhật Bản.


Nếu là một Phật tử chắc hẳn ai cũng muốn một lần được đặt chân đến xứ sở Phù Tang để tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nơi đây, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực… của người Nhật Bản. Trong bốn mùa có lẽ mùa xuân là mùa thích hợp nhất để đến tham quan những ngôi chùa, với không khí trong lành, hai con đường vào chùa nở rộ với hàng cây anh đào, trăm hoa đua nở cảm nhận cái không khí tươi mới mà mùa xuân mang lại. Mùa hạ lại mang một phong vị khác tiếng côn trùng rả rít náo nhiệt, những tia nắng nhẹ nhàng xuyên qua tán lá loạt vào ngôi chùa, ban đêm những cơn gió nhẹ thổi những tán lá kêu sào sạt đó là những âm thanh tuyệt vời nhất mà mùa hạ đem đến. Có người lại thích mùa thu với những chiếc lá phong rặng đỏ cả một chân trời, ngôi chùa nằm sau những chiếc lá phong tạo nên 1 bức tranh tuyệt đẹp. Mùa đông với những bông tuyết trắng xóa, đến chùa vào mùa này đặc biệt mang cho người ta cảm giác cô đơn, trống rãi nhưng lại vô cùng bình yên tinh khiết như những bông tuyết trắng.

Chùa Todaiji không mang dáng dấp của những thiết kế cổ xưa nhưng kiến trúc với nhiều đường nét tinh xảo vẫn làm say lòng người thưởng thức. Không như những ngôi chùa dát vàng lộng lẫy, Chùa Todaiji mang trong mình dáng dấp đơn sơ, nhẹ nhàng mà thanh bình đến lạ thường. Tất cả những điều đó không tạo ra sự khác biệt giữa các ngôi chùa mà tạo ra nét đặc trưng riêng của đất nước Mặt trời mọc

Chùa Horyu-ji (Pháp Long Tự)

Người dân Nhật Bản không chỉ tự hào là đất nước hoa anh đào tuyệt đẹp, những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng, những món ăn truyền thống độc đáo hấp dẫn, những bãi biển xinh đẹp tuyệt vời hay những lễ hội truyền thống sâu sắc và đậm giá trị văn hóa truyền thống của người dân nơi đây… Nhật Bản còn tự hào là đất nước của những ngôi chùa nổi tiếng xinh đẹp. Trong đó phải nhắc đến kiến trúc chùa cổ bằng gỗ vô cùng uy nghiêm và cổ kính ở Nhật Bản chùa Horyu-ji.

Hōryū-ji (Pháp Long Tự) là một ngôi chùa Phật giáo ở Ikaruga, tỉnh Nara, Nhật Bản. Tên đầy đủ là Hōryū Gakumonji. Chùa nổi tiếng Nhật Bản này do Thánh Đức Thái tử chủ trì xây dựng từ năm 607 (thời kỳ Asuka). Ngôi chùa nổi tiếng vì có một số tòa bằng gỗ cổ nhất thế giới. Tuy có một số ngôi chùa lâu đời và quan trọng hơn nhưng chùa Hōryū là nơi được tiến hành nghi lễ nhiều nhất tại Nhật. Năm 1993, chùa Hōryū là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính phủ Nhật Bản công nhận đây là quốc bảo. Nơi đây đã trở thành địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở Nhật!

Chùa Horyu-ji chi cách Nara khoảng 10 km về phía Tây Nam, được biết đến là ngôi chùa gỗ cổ nhất và là điểm du lịch Nhật Bản linh thiêng được yêu thích.

Ngôi chùa nổi tiếng này được xây dựng khoảng 13 thế kỷ trước, cũng giống như bất kỳ ngôi chùa nào trong thời kỳ loạn lạc chiến tranh.

Chùa Horyu-ji đã trải qua rất nhiều chấn động kinh hoàng, những lần tu sửa nhưng chùa Horyu-ji vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị văn hóa tín ngưỡng cũng như giá trị mỹ thuật vốn có của mình.


Nhắc đến bảo vật quan trọng giá trị nhất trong chùa người dân nơi đây đều biết rằng đó là các pho tượng cùng nhiều đồ mỹ nghệ điêu khắc bằng gỗ và kim loại. Như tên gọi của mình chùa Horyu-ji có nền kiến trúc bằng gỗ vô cùng quan trọng trong như Tòa Kim Đường, tháp 5 tầng, cổng trung môn và các hành lang.

Chính giữa là Tòa Kim Đường và tháp 5 tầng thuộc khuôn viên hình vuông và được bao bọc bởi hành lang xung quanh. Tòa Kim Đường được xây dựng trên nền đá 2 bậc, chính giữa được đặt 3 pho tượng bằng đồng đặt trên 1 bệ làm bằng đất nung.

Tòa tháp 5 tầng cũng được xây dựng trên nền đá 2 bậc cao 32 mét đặc biệt trong đó 4 mặt có hình tượng thể hiện cho 4 cảnh có liên quan đến cuộc đời Đức Phật.

Hiện tại ngôi chùa nổi tiếng Nhật Bản này đang lưu giữ khoảng 100 hiện vật có giá trị nghệ thuật cao và được bảo tồn như bảo vật của quốc gia. Những hiện vật được lưu giữ này liên quan đến những ngày đầu Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, từ đó Phật giáo trở thành tôn giáo lớn ở đất nước mặt trời mọc này.


Trong đó phải nhắc đến 1 pho tượng phật A di đà cao 34 mét ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen lớn tạo nên khung cảnh vô cùng uy nghiêm. Với đôi mắt được gắn bằng 2 viên bảo châu đang hé mở nhìn thẳng ra phía trước chùa.

Ở Nhật Bản còn rất nhiều ngôi chùa cổ đẹp thu hút khách du lịch Nhật Bản, du khách đến những ngôi chùa nên chú ý ăn mặc chỉnh tề, lịch sự phù hợp với không khí trang trọng, kín đáo của chùa. Đặc biệt ở chùa Horyu-ji còn có nền cát trắng sạch tinh tạo nên vẻ trang nghiêm thanh tịnh của ngôi chùa.

Chùa Danjo Garan (Koyasan)


Danjo Garan, nơi tu hành của dòng Phật giáo Mật tông Shingon

Tương truyền trên núi Koya có hai vùng đất thánh, một là nghĩa trang Okunoin ở trung tâm Shingon núi Koya, nơi còn lại chính là Danjo Garan, trung tâm của Mật tông Phật giáo Shingon. Danjo Garan là một tổ hợp bao gồm nhiều tháp, điện đường như Fudodo, Kondo… nơi đây đã được công nhận là di sản thế giới.

Kondo (Kim đường)

Kondo là chùa chính, nơi tổ chức hầu hết những sự kiện của núi Koya. Nơi đây từng 7 lần gặp hỏa hoạn, tòa kiến trúc ngày nay được tái xây dựng vào năm 1932. Trước khi gặp hỏa hoạn, ở đây từng có 7 tượng Phật nhưng sau đó đều đã bị thiêu rụi cùng ngọn lửa. Tiếc thay tượng Phật bên trong không hề có một tấm ảnh nào lưu lại, cũng không có bất cứ lời truyền miệng nào, vì vậy tượng hình dáng ra sao, trông như thế nào vĩnh viễn chỉ là ảo tưởng không ai biết được chính xác. Ở Kondo có trưng bày bản sao của tấm Mạn đà la máu, có một phần được tô vẽ bằng máu cắt từ trán của tướng Taira no Kiyomori.

Konpon Daito (Căn Bản đại tháp)

Konpon Daito là tòa tháp 2 tầng có chiều cao gần 50m. Tòa kiến trúc ngày nay được tái xây dựng vào năm 1937, lần xây dựng đầu tiên của nó kéo dài từ năm 816 đến năm 887, mất hơn 70 năm để hoàn tất. Bên trong tái hiện thế giới Mạn đà la với trung tâm là Thai tạng giới Đại Nhật Như Lai, bao quanh là 4 vị Phật khác, ngoài ra, trên 16 cột trụ là từng bức tranh vẽ 16 vị Bồ tát. Toà tháp có nước sơn đỏ rất đẹp, là nơi bạn sẽ muốn được ngắm nhìn mãi.

Fudodo (Bất Động đường)

Fudodo là quốc bảo của Nhật, được xây dựng vào năm 1197. Tương truyền rằng Fudodo ngày nay đã được tái xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 14. Đây là một trong những kiến trúc lâu đời nhất ở núi Koya. Tuy nhiên, tòa kiến trúc này còn ẩn chứa nhiều bí ẩn lịch sử cho đến nay, những điều mà chúng ta chưa biết về nó chắc hẳn vẫn còn rất nhiều. Bốn góc của tòa kiến trúc được những thợ thủ công khác nhau thực hiện nên thiết kế cũng hoàn toàn khác nhau.

Mieido (Ngự Ảnh đường)

Mieido ban đầu vốn là tòa kiến trúc cá nhân của đại sư Kukai (Không Hải). Người ta cho rằng nó đã được xây dựng lại vào năm 1847. Mieido là thánh địa tối quan trọng trên núi Koya nên người bình thường không được phép vào trong. Chỉ sau mỗi dịp O-Taiya houkai (đêm hội pháp tưởng niệm cái chết của con người) được tổ chức mỗi năm một lần mới có thể vào được.

Phương tiện di chuyển

Sau khi lên núi Koya, đi từ trạm dừng xe bus "Kondo-mae" của tuyến bus Nankai Rinkan là đường đến Danjo Garan gần nhất.

Chùa Sohonzan Kongobu-ji (Koyasan)


Núi Sohonzan của đạo Shingonshu 

Chùa Sohonzan Kongobu-ji là ngôi chùa thuộc tôn phái Shingonshu. Nó xây dựng vào thời đại Heian, để làm nơi tu hành và cứ điểm của hoạt động tôn giáo. Nói đến chùa người ta thường liên tưởng là một tòa nhà, nhưng Sohonzan Kongobu-ji lại chính là toàn bộ hòn núi Koyasan. Trên núi Koyasan có 117 ngôi chùa, trong đó "Kondo" nằm ở Danjogaran (một trong hai thánh địa lớn ở núi Koyasan) là chính điện của chùa Kongobu-ji.

Trên núi Koyasan còn có nhiều địa điểm tham quan khác như "Koyasan-Reiho-kan" - trưng bày tượng Phật quý được truyền lại ở núi Koyasan; "Tokugawake Reidai" (mộ của Tokugawa) - được xây dựng bởi Shogun (tướng quân) đời thứ 3 của Mạc Phủ Edo; "Oku no In" - là một trong hai thánh địa lớn ở núi Koyasan; "Kongobu-ji"- ngôi chùa thuộc giáo phái Shingonshu...

Vì là thánh địa đạo Shingonshu nên nơi đây tập trung nhiều tín đồ đến chiêm bái. Thậm chí những người không theo đạo Shingonshu cũng đến đây viếng chùa. Du khách có thể tản bộ quanh khuôn viên trong chùa, hoặc dạo vòng quanh núi. Năm 2004, nơi đây được công nhận là di sản thế giới Unesco, được xem là một phần của "Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii".

Phí tham quan Kondo, Oto ở khu vực Daigaran và Tokugawake Reidai là 200 yên. Ở Koyasan Reiho-kan, thời gian tham quan từ tháng 5 tới tháng 10 là 8:30-17:30 (giờ tiếp nhận cuối cùng là 17:00), từ tháng 11 đến tháng 4 là 8:30-17:00 (giờ tiếp nhận cuối cùng là 16:30). Phí tham quan thông thường là 600 yên, học sinh cấp 3, sinh viên đại học là 350 yên, học sinh Tiểu học, cấp 2 là 250 yên. Nghỉ định kỳ vào những ngày cuối năm và đầu năm. Chùa Oku no In ở phía bên trong được tham quan miễn phí, và giờ mở cửa từ tháng 5 tới tháng 10 là 8:00-17:00, từ tháng 11 đến tháng 4 là 8:30-16:30.
Đôi nét về chùa Kongobu-ji

Nếu nhắc tới chùa Kongobu-ji, thường là ám chỉ toàn bộ ngọn núi Koyasan, nhưng hiện tại "Kongobu-ji" chính là ngôi chùa kết hợp giữa 2 chùa Aoiwao và Kozannji vào năm 1869. Chùa Aoiwao là ngôi chùa do Toyotomi Hideyoshi xây dựng dành cho người mẹ đã mất của mình.

Nếu đi qua cổng Sanmon sẽ thấy không gian bên trong rất rộng, có nhiều chỗ tham quan như "Banryutei"- khu vườn có qui mô lớn nhất Nhật Bản; "Yanagi no Ma" - là nơi Toyotomi Hidetsugu con trai của Toyotomi Hideyoshi đã tự sát; "Ohiroma" -cánh cửa trượt có vẽ hình Kano Motonobu - một ọa sĩ của thời kỳ Muromachi; "Shinbetsuden" - được xây mới trong thời đại Showa. Shinbetsuden đang được sử dụng làm nơi nghỉ chân, có chỗ tiếp đãi khách uống trà và ăn bánh kẹo.

Đặc trưng của chùa Kongobu-ji là có thùng nước mưa đặt trên mái nhà bằng vỏ cây bách. Thùng này dùng để chứa nước mưa, khi xảy ra hỏa hoạn nếu mái nhà bị cháy thì thùng nước này có vai trò tưới nước ra làm ướt mái nhà và dập lửa.

Phí tham quan, viếng chùa Kongobu-ji là 500 yên, học sinh Tiểu học là 200 yên.
Trải nghiệm cảm giác trọ đêm tại chùa

Du khách có thể trọ lại trong chùa nằm trên núi Koyasan. Mỗi ngôi chùa có một đặc trưng khác nhau về sân vườn, chính điện, việc lựa chọn nên ở lại ngôi chùa nào cũng là một trong những điểm thú vị của núi Koyasan. Ngoài ra cũng có thể tự do thưởng thức bia rượu. Việc phục vụ và chuẩn bị chăn đệm sẽ do các nhà sư trẻ trong chùa làm, du khách có thể thưởng thức những món thực phẩm chay trong chùa. Có thể tham gia vào các hoạt động vào buổi sáng sớm của chùa.
Phương tiện di chuyển

Nếu đi bằng tàu điện thì ga Koyasan của Nankai Koyasan cable là ga gần nhất. Ga cáp treo này nằm gần ga Gokurakubashi của Nankai Electric railway-Koya Line. Nếu đi bus thì trạm Senjuinbashi của Nankai Rinkan bus là trạm gần nhất. Nếu đến "Oku no In"-ngôi chùa sâu trong cùng thì Oku-no-in-guchi là trạm gần nhất. Trường hợp tới Garan thì Konodomae hoặc Otoguchi là trạm bus gần nhất. Nếu đi bằng xe hơi thì ra khỏi Habikino IC của Minami-Hanna Road, hoặc Koriyama IC của Higashi-Meihan Expressway và nhắm đến hướng cầu Hashimoto. Từ cầu Hashimoto đi về hướng Kudoyama bằng đường quốc lộ 370, và qua giao lộ Hana-zaka theo hướng đường quốc lộ số 480. Trong mùa du lịch, giao thông đông đúc và mùa Đông thì đường đầy tuyết và băng đá nên cần phải cẩn thận. Có 3 bãi đậu xe miễn phí trong khu vực núi Koyasan.
Hỗ trợ hướng dẫn, cung cấp thông tin bằng tiếng Anh

Tại chùa Sohonzan Kongobu-ji có "Koyasan Visitor Information Center" ở tầng 1 của Daishi Kyokai - trụ sở chính của giáo phái Shingonshu, ngoài việc phát các tài liệu, tờ bướm bằng nhiều thứ tiếng, trung tâm này còn cung cấp cho khách du lịch nhiều thông tin liên quan đến núi Koyasan, khách du lịch có thể dễ dàng trao đổi tại đây. Ngôn ngữ hỗ trợ hiện tại mới chỉ có tiếng Anh.

Chùa Kotoku-in (Kamakura)


Đôi nét về chùa Kotoku-in

Đây là ngôi chùa nằm ở thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa. Chùa này nổi tiếng vì có tượng Phật lớn làm từ chất liệu đồng xanh, được chỉ định là bảo vật của quốc gia. Tượng cao khoảng 11.35m, nặng khoảng 121 tấn. Hiện tại, bức tượng được đặt ngoài trời nhưng nghe nói trước đó người ta có xây điện thờ cho tượng này. Xung quanh vẫn còn khoảng 56 tảng đá nền. Ngôi chùa bị sập bởi thảm họa thiên nhiên (như động đất…) vào thế kỷ thứ 14.

Việc xây dựng đại tượng Phật được bắt đầu vào năm 1252, nhưng cho đến hiện tại người ta vẫn không biết được ai là người xây đúc ra tượng này. Ban đầu, vào năm 1238, tượng được xây bằng gỗ nhưng vì bị ngã sập khi gió to cho nên đã chuyển sang dùng chất liệu đồng xanh. Có người còn nói rằng lúc đầu tượng được dát vàng. Hiện tại tượng hơi nghiêng là vì bệ đỡ bị ngã xuống bởi trận động đất lớn ở Kanto vào năm 1923. Bây giờ người ta cũng tu sửa củng cố để chống động đất.

Du khách có thể đi vào bên trong đại tượng Phật. Khi vào trong, có thể nhìn thấy được những mối hàn khi người ta đúc tượng.

Thời gian kết thúc tham quan vào tháng 10 đến tháng 3 sẽ bị rút ngắn đến 17 giờ.

Phương tiện di chuyển

Từ ga "Hase" của Enoshima Electric Railway đi bộ khoảng 7 phút. Từ ga Kamakura cũng có xe bus, nếu đi Enoden bus hoặc Keihin Kyuko bus thì mất khoảng 10 phút, xuống ở trạm "Daibutsu mae" là đến.
Phí vào cổng: 200yen

Chùa Sanjusangendo 33 gian

Ngôi chùa nổi tiếng với hàng ngàn tượng Phật chạm khắc thủ công từ thế kỷ 13 xếp hàng dọc theo tòa kiến trúc bằng gỗ dài nhất Nhật Bản.


Sanjusangendo (Sanjusangendo, 三十三間堂) là tên thường gọi của viện Liên Hoa Vương, một ngôi đền ở miền đông Kyoto nổi tiếng với 1001 bức tượng Quan Âm, vị nữ thần của lòng từ bi. Ngôi đền này được hoàn thành vào năm 1164, sau 80 năm, ngôi đền bị thiêu rụi hoàn toàn sau một vụ cháy và khoảng một thế kỉ ngay sau đó ngôi đền đã được xây dựng lại.

Chùa Sanjusangendo (Chùa 33 gian) là một viên ngọc báu của Nhật Bản, nổi tiếng với hàng ngàn tượng Phật Quan Âm. Những pho tượng này được tòa đại điện bằng gỗ dài nhất toàn quốc che chắn, bảo vệ qua năm tháng. Toàn khu vực chùa mang đến cho khách tham quan một cảm giác thanh bình, tĩnh tại. Đây vốn là di tích trường đấu gươm, bắn tên và lửa của các chiến binh, Chùa Sanjusangendo không chỉ thu hút khách du lịch thông thường mà cả những người nghiên cứu về lịch sử. Chùa là địa điểm tuyệt vời để chiêm ngắm những tác phẩm chạm khắc truyền thống Nhật Bản từ xa xưa.

Hãy tản bộ dọc tòa chánh điện dài 120m, nổi danh là tòa kiến trúc gỗ dài nhất Nhật Bản. Tên chùa xuất phát từ số gian nhà được nâng đỡ bởi hàng cột dọc chiều dài khuôn viên, một cách đo chiều dài công trình kiến trúc truyền thống của Nhật.

Hãy dành một buổi chiều để chiêm bái 1.001 pho tượng Phật Quan Âm. Ngay giữa tòa đại điện là pho tượng khổng lồ của Phật, với những hàng tượng có kích thước bằng người thật xếp hàng dọc hai bên. Theo truyền thuyết, Phật Bà có 1.000 tay, 11 đầu, nhưng mỗi pho tượng chỉ có một đầu với 42 cánh tay. Các pho tượng có tuổi đời từ thế kỷ 13 và được tạc từ gỗ trắc bá.

Sau đó, đừng quên thăm thú toàn khu vực quanh chùa với hồ cảnh thanh tịnh và một chiếc giếng. Và một màu xanh mát của những loài thực vật che phủ những tán vườn. Hãy chầm chậm tản bộ quanh chùa để tận hưởng bầu không khí thanh tịnh.

Vốn được xây dựng từ năm 1164, ngôi chùa ngày nay được xây dựng lại sau nhiều trận hỏa hoạn. Đây từng là nơi giao chiến nổi tiếng của các đấu sĩ vào thế kỷ thứ 17. Chùa còn từng là nơi tổ chức thi tài bắn cung.

Chùa nằm tại khu Higashiyama, về phía đông bắc thành phố - vốn là khu vực có khá nhiều đền, chùa. Du khách có thể đón xe buýt đến trạm Hakubutsukan–Sanjusangendo-mae từ ga Kyoto với nhiều tuyến xe chạy liên tục trong ngày. Đền cũng chỉ cách ga Shichijo thuộc đường tàu điện ngầm Keihan vài phút đi bộ. Bảo tàng Quốc gia Kyoto cũng cách chùa không xa.




Rộng 120 mét, ngôi đền là kiến trúc bằng gỗ dài nhất của Nhật Bản. Tên Sanjusangendo (nghĩa là "33 gian đường") bắt nguồn từ số khoảng cách giữa các cột trụ của gian đường, một phương pháp truyền thống để đo kích thước của một tòa nhà. Ở trung tâm của sảnh chính lớn, một bức tượng phật lớn 1000 tay bằng gỗ được đặt chung với 1000 bức tượng có kích cỡ bằng người thật, được xếp dọc hai bên thành 10 hàng, mỗi bên có 500 bức tượng. Các bức tượng đã tạo nên một cảnh tượng tuyệt vời cho nơi đây.


Theo truyền thuyết Phật bà Quan Âm có 11 đầu như để nhìn thấu nỗi thống khổ của muôn dân và 1000 cánh tay như để giúp đỡ muôn dân chống chọi lại với những nỗi thống khổ đó. Nhưng mỗi bức tượng ở đây chỉ có duy nhất 1 đầu và 42 cánh tay. Ngoài hai cánh tay chính, các cánh tay còn lại sẽ nhân với 25 hữu (25 quốc độ của chúng sinh trong tam giới) sẽ tương ứng với con số 1000 (25 x 40 = 1000).


Trong số 1000 bức tượng này thì chỉ 124 bức được cứu thoát sau vụ hỏa hoạn vào năm 1249, 876 bức tượng còn lại được được tạc dựng lại vào khoảng thế kỉ 13.

Đền Tofukuji (Kyoto)

Đôi nét về chùa Tofuku-ji

Tofukuji (東福寺, Tōfukuji) là một ngôi đền Zen lớn ở Đông Nam Kyoto, Nhật Bản và đặc biệt nổi tiếng với sắc màu tuyệt đẹp vào mùa thu ở nơi đây. Ngôi đền này được thành lập vào năm 1236 theo sự chỉ thị của gia tộc Fujiwara quyền lực. Tên của ngôi đền là sự kết hợp của hai ngôi đền lớn ở Nara, 2 ngôi đền này đều có sự liên kết với gia tộc Fujiwara, đó là Đền Todaiji và Đền Kofukuji. Tofukuji là một trong những ngôi đền chính ở Kyoto, và là ngôi đền đứng đầu trong các trường học giáo phái Lâm Tế (Rinzai) của Phật giáo.


Tofuku-ji là ngôi chùa chính của trường phái Tofukuji-ha thuộc tông phái Lâm Tế (Rinzaishu), được xây dựng vào năm 1236 bởi Kujo Michiie - một trong những người có quyền lực bật nhất thời bấy giờ. Nó được xem là Bồ Đề Tự (Bodaiji) do nhà sư Shoichi Kokushi làm trụ trì. Chùa Tofuku-ji nổi tiếng với 2000 cây phong nhuộm đỏ vào mùa thu và khu vườn dạng caro được bài trí xen kẽ giữa đá và rêu được thiết kế bởi nghệ sĩ nổi tiếng Shigemori Mirei. Sở dĩ ngôi chùa này có tên Tofuku-ji là do nó được tạo ra từ sự kết hợp của chùa Kofuku-ji và chùa Todai-ji ở Nara. Vốn là một trong 5 ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto, chùa Tofuku-ji nổi tiếng với các tòa tháp uy nghiêm, lộng lẫy được xây dựng trong suốt 19 năm ròng rã. Các tòa tháp dù đã bị tàn phá bởi nhiều cuộc chiến tranh và hỏa hoạn năm 1881 nhưng sau đó đều được lần lượt xây dựng lại. Cổng chính của chùa là Sanmon, được xây dựng lại vào đầu thời kì Muromachi (1336 - 1573). Đây chính là cổng Sanmon cổ nhất trong những ngôi chùa còn tồn tại ngày nay và hiện được công nhận là quốc bảo. Ngoài ra, tại chùa Tofuku-ji còn bảo tồn được những kiến trúc cổ độc đáo như nhà vệ sinh (Tosu), phòng tắm, "Thiền tọa phật đường" được xây dựng từ thế kỷ 14. Thông qua những gian phòng cổ này, chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về cuộc sống sinh hoạt của các thiền sư thời bấy giờ.
Khu vườn độc đáo trong khuôn viên chùa

Trong chùa Tofuku-ji có 4 khu vườn khác nhau nằm ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc bao bọc khu nhà ở của các vị thiền sư. Khu vườn này có tên gọi là Hasso, được thiết kế bởi Shigemori Mirei vào năm 1939. Theo chủ trương "không lãng phí bất cứ thứ gì" (đây cũng chính là một trong những điều răn của Phật), Shigemori Mirei đã sử dụng những nguyên vật liệu như gỗ và đá vốn có khắp nơi trong sân chùa để tạo nên khu vườn tuyệt đẹp. Khu vườn độc đáo nhất có lẽ là "Ichimatsu" nằm ở phía Bắc. Toàn bộ khu vườn giống như một bàn cờ, với như ô vuông xen kẽ giữa màu trắng của đá và màu xanh của rêu. Bên cạnh đó, còn có khu vườn "Seiden" ở phía Tây với thiết kế dạng caro với những ô vuông cỡ lớn, xen kẽ giữa đá và cây xanh được cắt tỉa gọn gàng. Phía đông là khu vườn "Hokuto" (Sao Bắc Đẩu), mô phỏng hình dạng của chòm sao Bắc Đẩu Thất Tinh với những trụ đá tròn trên nền cát sông trắng. Phía sau bố trí hàng rào cây xanh tượng trưng cho dải ngân hà. Cuối cùng là khu vườn Karesansui ở phía Nam. Với sự kết hợp giữa đá, cát sông và rêu, nghệ sĩ tài ba Shigemori Mirei đã tạo nên một khu vườn đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh gồm 4 hòn đảo được cho là nơi các tiên nhân giáng ngự. Ngoài ra, giữa Phật Điện và Khai Sơn Đường có một thung lũng gọi là "Sengyokukan", bắt qua thung lũng này là cây cầu Tsutenkyo, mang hàm ý là "Cây cầu dẫn đến thiên đường". Thật không hổ danh với tên gọi này, cảnh vật nơi đây đẹp như chốn thần tiên với gần 2000 cây phong nhuộm đỏ, vàng cảnh chùa vào mùa thu. Trong đó, người ta cho rằng loại cây phong Mittsuba-kaede có màu lá ngả vàng khi sang thu được nhà sư Shoichi Kokushi mang về từ nước Tống ((Trung Quốc).

Vào mùa thu, mọi người từ khắp Nhật Bản đến để xem cảnh sắc mùa thu của Tofukuji. Quang cảnh nổi tiếng nhất là Cầu Tsutenkyo, trải dài từ cầu đến thung lũng đầy những cây phong tươi tốt. Quanh cảnh nhìn từ cầu vô cùng đẹp mắt và ngoạn mục, khi màu sắc lá phong đạt đến đỉnh cao của nó, thường là khoảng giữa đến cuối tháng Mười Một, đoạn đường dài 100 mét trở nên vô cùng đông đúc những người đến thưởng ngoạn,

Một số nơi trong sân đền Tofukuji được tự do ra vào, bao gồm cả khu vực xung quanh các kiến trúc lớn và ấn tượng nhất. Cổng Sanmon cao 22 mét là cổng đền lâu đời nhất có niên đại từ năm 1425. Phía sau cổng là Hondo (đại sảnh chính) đã từng rộng lớn hơn bây giờ nhưng công trình này đã được xây dựng lại gần đây từ năm 1934.

Xung quanh hai cấu trúc lớn đó là một số kiến trúc khác của đền được xây dựng vào đầu thời kỳ Muromachi (1333 – 1573) và là những ví dụ hiếm hoi còn sót lại của nền kiến trúc Zen từ thời đó, bao gồm nhà thiền (Zendo), tháp chuông (Shoro), phòng tắm (yokushitsu) và phòng vệ sinh (Tosu).

Hojo, khu vực sinh hoạt của các nhà sư lớn tuổi đứng đầu, là một trong hai khu vực chính của Tofukuji. Vườn đá thường chỉ được xây dựng bên cạnh tòa nhà Hojo, nhưng các khu vườn đá ở Tofukuji Hojo vô cùng độc đáo, vì thế nó được xây dựng nhiều mặt xung quanh tòa nhà Hojo. Mỗi khu vườn có một nét đặc sắc khác nhau, thường sử dụng sỏi, đá lớn, rêu, cây và các hoa văn carô. Các khu Hojo gần đây nhất thì được xây dựng vào năm 1890 với các khu vườn được sáng tạo theo phong cách hiện đại có niên đại từ cuối những năm 1930.

Các khu vực quan trọng khác bao gồm Cầu Tsutenkyo và Tòa nhà Kaisando, và là lăng mộ của vị nhà sư đầu tiên của ngôi đền. Những con đường lát đá phía trước tòa Kaisando nằm chính giữa và tạo nên sự tương phản giữa 2 hai bên của khu vườn, đá khô bên trái và vườn ao xanh tươi bên phải. Kaisendo và khu vườn xung quanh Kaisendo là công trình được xây dựng lại cuối cùng trong thời kỳ Edo (1603 – 1867).


Đền Tofukuji vào mùa thu


Đền Tofukuji vào mùa hè



Phương tiện di chuyển

Sử dụng JR Nara Line hoặc Keihan Main Line đến ga Tofuku-ji, sau đó đi bộ về phía Đông Nam khoảng 10 phút là đến. Nếu sử dụng xe bus thành phố thì dừng tại trạm Tofuku-ji. Thời gian viếng chùa là từ 9:00 đến 16:00 giờ. Từ tháng 11 đến đầu tháng 12 thời gian bắt đầu viếng chùa sớm hơn 30 phút, từ 8:30; từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 3, thời gian kết thúc sớm hơn 30 phút, đến 15:30. Ngoài ra, để tham quan cầu Tsutenkyo, Khai Sơn Đường và khu vườn, du khách cần trả phí 400 yên cho mỗi nơi.

Đền Tofukuji (東福寺)
Ở đâu: Kyoto, Nhật Bản
Giờ mở cửa: 
9:00 đến 16:30 (Tháng Tư đến Tháng Mười)
8:30 đến 16:30 (Tháng Mười Một đến đầu tháng Mười Hai)
9:00 đến 16:00 (đầu tháng Mười Hai đến tháng Ba)
Thông báo sẽ kết thúc trước khi đóng của 30 phút.
Phí vào cửa: 
400 yên (Cầu Tsutenkyo và tòa nhà Kaisando)
400 yên (Hojo và khu vườn)
Đến đó: Để đến Tofukuji thì mất 10 phút đi bộ từ ga Tofukuji trên tuyến JR Nara (2 phút, 140 yên từ ga Kyoto) và tuyến Keihan Main. Ngoài ra, mất 10 phút đi bộ từ trạm xe buýt Tofukuji (15 phút, 230 yên từ ga Kyoto bằng xe buýt số 208 của thành phố Kyoto).

Chùa Osu Kannon

Osu Kannon (大 須 観 音, Ōsu Kannon) là một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở trung tâm Nagoya. Được xây dựng trong thời kỳ Kamakura (1192-1333) ở tỉnh Gifu. Chùa được vua Tokugawa Ieyasu chuyển đến vị trí ngày nay vào năm 1612 sau khi ngôi chùa nhiều lần bị hư hỏng do lũ lụt nghiêm trọng. Các điện hiện nay chúng ta thấy là được tái xây dựng vào thế kỷ 20.

Chùa Osu Kannon

Ngôi chùa thờ một bức tượng gỗ tạc thần Kannon, nữ thần của lòng từ bi, đây là tác phẩm của Kobo Daishi, một nghệ nhân chạm khắc trong Phật giáo Nhật Bản. Bên dưới sảnh chính của Osu Kannon là thư viện Shinpukuji, chứa hơn 15.000 văn thư cổ điển của Nhật Bản và Trung Quốc. Trong số những hiện vật văn thư, có bảo vật quốc gia và các di sản văn hóa quan trọng, ví dụ như các bản sao lâu đời nhất của Kojiki- một biên niên sử về lịch sử ban đầu của Nhật Bản bao gồm cả nguồn gốc thần thoại.

Có một phiên chợ được bày ở sân chùa vào ngày 18 và 28 mỗi tháng. Chợ có quy mô vừa phải, khoảng 60 quầy hàng bán đủ thứ từ đồ lưu niệm, đồ cổ đến quần áo và hàng si. Bên cạnh chùa là lối vào con phố mua sắm Osu, con đường mang chất cổ xưa nhưng duyên dáng, con phố mua sắm bao phủ với hơn 400 cửa hàng và nhà hàng. Khu vực này đôi khi được so sánh với quận Akihabara của Tokyo vì có rất nhiều cửa hàng chuyên về thiết bị điện tử, cosplay, anime, J-pop và hàng hóa về idol.

Chùa Osu Kannon

 
Phố mua sắm Osu 

Osu Kannon
Ở đâu: Nagoya, Nhật Bản
Giờ mở cửa: 
Mở cửa: Luôn mở cửa
Đóng cửa: Không có ngày đóng cửa
Phí vào cửa: Miễn phí
Đến đó: Từ ga Osu Kannon trên tàu điện ngầm Tsurumai cách chùa Osu Kannon chỉ vài bước chân. Từ nhà ga Nagoya bắt tuyến tàu điện ngầm Higashiyama và chuyển đến tuyến Tsurumai ở trạm Fushimi. Chuyến một chiều từ trạm Nagoya tới chùa mất khoảng 10 phút và giá 200 yên.
Ngoài ra, từ trạm Kamimaezu của tuyến tàu ngầm Tsurumai và Meijo đến chùa mất 5-10 phút đi bộ, qua khu mua sắm bên cạnh chùa.

Chùa Asakusa Kannon (Senso-ji)


Asakusa (浅草) là tên riêng của một khu vực thuộc quận Taito, Tokyo. Nơi đây vốn là một khu vực giải trí chính của Tokyo vào thời gian đầu thế kỷ 20 cho đến khi bị phá hủy nặng nề trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Sau đó, dù được khôi phục lại sau chiến tranh nhưng nơi này không còn là khu giải trí chính như trước đây nữa, mà lại được nhiều du khách biết đến nhờ ngôi chùa Senso-ji nổi tiếng.

Thực ra chữ 浅草 có 2 cách đọc, một là Asakusa, hai là Senso. Do ngôi chùa này nằm trong khu vực Asakusa nên người ta dùng chung chữ Hán tự để đặt tên cho chùa, nhưng lại chọn cách đọc khác đi là Senso. Gọi là chùa Senso hay chùa Senso-ji chứ không gọi là chùa Asakusa. (Senso-ji: 浅草寺, theo tiếng Hán có nghĩa là Thiển Thảo Tự).

Tương truyền rằng vào năm 628, hai anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari trong khi đánh cá ở sông Sumida đã vớt được một pho tượng, chính là tượng Bodhisattva Kannon được thờ ở chùa Senso-ji hiện nay. Khi họ đem về cho trưởng làng xem thì vị trưởng làng Hajino Nakatomo lúc đó ngay lập tức nhận ra đây là một bức tượng linh thiêng và đã quyết định thờ cúng thánh vật này. Ông xuất gia và sửa đổi ngôi nhà của mình thành một ngôi chùa nhỏ để mọi người trong làng cùng đến cầu nguyện. Đây được cho là nguồn gốc của chùa Senso-ji. Đến năm 645, một nhà sư nổi tiếng tên là Shokai Shonin khi đến thăm Asakusa, biết được câu chuyện về tượng Quan Âm đã xây một khu thánh điện để thờ cúng. Đây chính là khu chính điện của chùa Senso-ji hiện nay. Nhà sư này sau đó làm theo điềm báo trong một giấc mơ của mình và quyết định bức tượng phải được dấu đi, không cho người thường nhìn thấy. Tục lệ này được duy trì từ đó. Đến khoảng giữa thế kỷ thứ 9, khi đến thăm Asakusa, thượng sư Ennin đã cho tạo một bức tượng Quan Âm giống hệt với bức tượng gốc để mọi người có thể nhìn thấy và thờ nguyện. Còn bức tượng gốc được cho là đã bị mưa lũ cuốn trôi.


Toàn cảnh chùa Sensoji. Nhìn từ dưới lên lần lượt là cổng chào bên ngoài – Kaminarimon, đường dẫn vào chùa – Nakamise-dori (đồng thời cũng là khu vực mua sắm chính), cổng chào bên trong – Hozomon, một tòa tháp 5 tầng bên trái và khu chính điện.

Phần lớn chùa Senso-ji bị hư hỏng nặng nề do bom đạn trong Thế chiến thứ 2. Sau đó chùa được xây dựng lại và được người Nhật xem là biểu tượng của sự phục sinh và hòa bình.


Kaminari-mon, cổng ngoài cùng của chùa Senso-ji, không chỉ nổi tiếng là biểu tượng của chùa Senso-ji mà còn là biểu tượng của cả khu vực Asakusa. Theo tiếng Nhật, ‘kaminari’ có nghĩa là sấm sét, ‘mon’ có nghĩa là cổng. Vậy nên Kaminari-mon có thể gọi theo tiếng Việt là Cổng Sấm. Hai bên có đặt hai bức tượng, thần Sấm và thần Gió. Chính giữa có treo một lồng đèn màu đỏ lớn, trên đó có ghi chữ Cổng Sấm bằng mực đen.

Cổng Sấm vốn được xây dựng bởi tướng quân Taira no Kinmasa năm 942 ở phía nam của Asakusa, khu vực Komagata. Đến thời kỳ Kamakura (1192-1333) thì được đưa đến dựng ở địa điểm hiện nay.

Cổng Sấm bị sập vào tháng 12 năm 1865 trong một trận mưa bom đạn. Mãi đến sau đó 95 năm mới được xây dựng lại bởi ông Konosuke Matsushita, người sáng lập ra tập đoàn Matsushita Electric, tập đoàn nổi tiếng với thương hiệu Panasonic. Tên của tập đoàn này do đó đã được khắc bên dưới lồng đèn ở Cổng Sấm này.


Lồng đèn có ghi chữ Cổng Sấm. Phía dưới có ghi chữ 松下電器, tức là tập đoàn Matsushita Electric. Phía trên có treo tấm bảng đề 3 chữ: Kim Long Sơn, tức là núi rồng vàng.


Bên dưới lồng đèn là chạm khắc hình rồng bằng gỗ.


Qua Cổng Sấm là con phố Nakamise thẳng tắp, dẫn đến cổng thứ 2 của chùa, cổng Hozomon. Đứng từ đầu phố đã có thể trông thấy rõ cổng Hozomon ở phía cuối phố. Phố Nakamise tấp nập với hàng quán ở hai bên, chủ yếu là bán đồ lưu niệm và bánh kẹo mang đậm nét văn hóa Nhật Bản. 


Đây là cổng Hozomon. Cổng này cũng do tướng quân Taira no Kinmasa xây dựng cùng năm với Cổng Sấm. Kiến trúc của cổng vẫn được giữ nguyên vẹn từ cuối thế kỷ 12 đến thế kỷ 17 dù nó được dựng đi dựng lại nhiều lần do bị hư hỏng vì hỏa hoạn. Sau đó, cùng với khu chính điện, cổng được trang trí lại bởi Edo shogun Tokugawa Iemitsu, và hoàn thành vào tháng 12 năm 1649.



Ngay dưới lớp mái vòm phía trên là tấm biển đề chữ Senso-ji. Tấm biển này lần đầu tiên được gắn lên cổng vào năm 1692 bởi hoàng tử xuất gia Ryosho, một thành viên gia đình hoàng gia đồng thời là sư trụ trì chùa Manjuin, một ngôi chùa danh tiếng ở Kyoto.

Cổng Hozomon đứng vững vàng hơn 250 năm trước khi tiếp tục bị thiêu rụi trong lần Tokyo bị oanh tạc vào tháng 3 năm 1945. Cổng Hozomon hiện nay đã được xây dựng lại với sự trợ giúp tài chính của ông Yonetaro Otani, người sáng lập ra Hotel New Otani, một trong những khách sạn lớn nhất Tokyo.



Lồng đèn treo ở cổng Hozomon được ghi chữ: Kobunacho, có nghĩa là Làng Thuyền Nhỏ.


Phía dưới lồng đèn cũng được chạm khắc hình rồng như lồng đèn ở Cổng Sấm.


Mặt sau cổng Hozomon có treo chiếc giày rơm của người Nhật ngày xưa, gọi là Waraji. Chiếc giày nặng 500kg này được kết từ 2,500kg rơm do tỉnh Yamagata tặng cho chùa từ năm 1941. Chiếc giày hiện đang treo là chiếc thứ 7 tỉnh này tặng cho chùa (vì qua thời gian giày bị hư hỏng hay đen đi thì phải thay).




Chùa tháp 5 tầng cũng được xây dựng bởi tướng quân Taira no Kinmasa năm 942. Chùa tháp này cũng bị phá hủy bởi hỏa hoạn và bom đạn, và cũng đã được xây dựng lại nhiều lần.


Đây là khu chính điện. Dãy nhà ở hai bên là những nơi để xin xăm, bùa hộ thân. Một lư hương lớn được đặt ngay trước chính điện để mọi người thắp nhang cầu nguyện (chứ không đem nhang vào bên trong).


Nơi xin xăm. Mỗi quẻ là 100 yên. Cách xin như vầy, bạn lắc ống để chọn ra một cây xăm cho mình. Sau đó dựa theo ký tự ghi trên cây xăm để lấy giấy diễn giải trong những hộc gỗ cạnh đó. Nếu được một quẻ tốt thì bạn đem theo mình về. Nếu chẳng may rút phải quẻ xấu thì thắt nút, treo quẻ đó trên những kệ gỗ dựng bên cạnh đấy, xem như là một cách để hóa giải vận xui. Thông thường người ta chỉ xin xăm 1 lần cho cả năm.




Khá nhiều du khách và cả người địa phương xin xăm ^^ Ở Nhật không quy định phải mặc trang phục như thế nào khi đến những nơi như thế này cả nên nhiều khi bạn bắt gặp những du khách mặc đồ khá mát mẻ


Đây là bùa hộ thân. Người Nhật rất thích mang bùa hộ thân. Thông thường những người đi chùa sẽ mua bùa hộ thân cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Tùy theo hoàn cảnh từng người mà sẽ mua những bùa khác nhau như cầu cho sức khỏe, học hành tốt, sống lâu, trừ tà, lái xe an toàn…


Đây là lư nhang trước chính viện. Lần nào tôi tới đây cũng thấy lư nhang nghi ngút khói dù chẳng thấy mấy người thắp nhang. Có thể các sư thầy trong chùa luôn giữ cho lư nhang ấm như vậy. Người tới viếng chùa thường ghé mình vào lư nhang, đưa tay phất lấy khói nhang vào người, có người phất khói vào người xong còn xoa khắp từ đầu tóc tới tay chân, mục đích là cầu xin phước lộc cho mình.



Đây là nơi để rửa tay trước khi vào chính điện. Ở Nhật thông thường trước khi vào chùa cầu nguyện là phải rửa tay.



Khu chính điện. Ngay lối vào khu chính điện cũng có treo một lồng đèn lớn.


Trên lồng đèn có ghi chữ Shinbashi, là tên một thành phố thuộc quận Minato, Tokyo.


Tấm biển đề chữ Quan Âm Đường.


Bàn thờ bên trong Quan Âm Đường.


Góc bên phải trong Quan Âm Đường có đặt một cái TV quay cảnh ở bàn thờ chính trong Quan Âm Đường. Thông thường du khách không được vào trong mà chỉ đứng cầu nguyện phía bên ngoài. Những người muốn vào trong cầu nguyện phải trả tiền cúng lễ cho nhà chùa.


Mọi người cầu nguyện trước Quan Âm Đường. Thùng có song sắt đặt trước mặt là nơi đựng tiền cúng quả. Người Nhật có phong tục là trước khi cầu nguyện sẽ quăng tiền xu vào thùng này, bao nhiêu tiền không quan trọng, chủ yếu là để tạo tiếng kêu lanh canh trước khi khấn nguyện mà thôi.

Đến đây dù chưa phải là hết tất cả nhưng như vậy là đã tham quan khu vực chính nhất của chùa Senso-ji rồi. 


Trên đường trở ra. Đứng từ trong chùa cũng có thể thấy rõ tháp Sky Tree.


Phố Nakamise nhộn nhịp ^^








Bán bánh gạo kiểu Nhật.


Quầy bán kem. Không thể thiếu trong mỗi mùa hè

















Tiệm mì ramen đặt một hình nộm to cầm dù ngồi trên nóc nhà. Không biết vì sao nhưng rõ ràng là rất thu hút sự chú ý :)







Chỗ này bán đá bào xong xịt các loại sirô lên trên














Trên đường băng qua đường để đến nhà hướng dẫn du lịch của khu Asakusa.


Quầy tiếp tân bên trong nơi hướng dẫn cho khách du lịch.


Có cả nơi đổi tiền.




Cây này được gọi là Kumade, được cho là đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng.



Mô hình toàn bộ khu vực Asakusa.


Từ chỗ này nhìn về tháp Sky Tree đẹp mê ly^^ Tòa nhà màu đen có cái biểu tượng ngộ nghĩnh màu vàng phía trên kia là tổng hành dinh của công ty bia Asahi, hãng bia lớn thứ 2 ở Nhật sau hãng Kirin. Cái biểu tượng ấy mãi sau này mới phát hiện ra là biểu tượng bọt bia







Các anh phu kéo xe trông rất lực lưỡng^^


Xe kéo này rất rất phổ biến trong khu vực này. Người Nhật gọi xe này là Jin-riki-sha (人力車), tức là xe chạy do được người kéo



Người phu xe đứng nép bên đường và mời gọi rất lịch sự


Đây là bảng giá


Trở về lại ga Asakusa…


Ga đang được sửa chữa lại.


Một tác phẩm bằng gạch men mô tả khu vực Asakusa ở dưới ga tàu điện ngầm.

Như vậy là đã kết thúc hành trình thăm Asakusa, chùa Senso-ji. Hẹn gặp lại nhé! Lần tới mình sẽ cố gắng đến vào buổi tối để xem Asakusa về đêm đẹp rực rỡ thế nào