-->

Thư viện hình ảnh

Chùa Vàng Shwedagon - nơi Phật tử hằng mơ ước

Chùa Vàng Shwedagon một trong 3 địa danh được cho là linh thiêng nhất của phật tử Myanmar: Chùa Vàng Shwedagon ở Yangon, Đỉnh Golden Rock ở Bago, Chùa Mahamuni ở Mandalay.

Lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất nước Myanmar (Burma (tiếng Pháp) cũ hay còn gọi là Miến Điện) khi đất nước này vẫn còn trong cảnh bao cấp, mới được chính phủ cho phép mở cửa ra thế giới. Myanmar lúc đó đang khá là bí ẩn và cực kỳ ít thông tin với những ai mong muốn tìm hiểu và đi du lịch nơi đây. 

Với diện tích 676.577 km, rộng gấp 3 lần Việt Nam và là quốc gia lớn thứ 2 của khu vực Đông Nam Á. Myanmar đang trở mình thức dậy sau một giấc ngủ dài hơn 20 năm bị cấm vận bởi Mỹ và Liên minh Châu Âu (1988).

Nhắc đến Myanmar hẳn mọi người sẽ nhắc đến một thời hoàng kim khi Myanmar tự hào là đất nước có U Thant là ngoại giao của Myanmar giữ chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong 10 năm từ 1961 - 1971 (Ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương tây nắm giữ vị trí này) . Đây cũng là một đất nước với nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là đá quý, kim cương tự nhiên với trữ lượng lớn, ngoài ra đất nước này còn có nguồn khoáng sản Dầu khí và trữ lượng Gỗ Tếch (mệnh danh là vàng trắng nhiều nhất thế giới ) .

Sau này tôi đã được trở lại du lịch Myanmar nhiều lần cùng các đoàn khách của công ty, nhưng mỗi lần trở lại tôi lại thấy một Myanmar mới mẻ hơn, nhiều đổi thay hàng ngày bên cạnh những nét truyền thống hàng ngàn năm vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn. Myanmar đang chuyển mình hàng ngày, hiện có rất nhiều nhà đầu tư các nước trong đó có nhiều người Việt vào đầu tư các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, ngân hàng, dịch vụ như Hoàng Anh Gia Lai, BIDV, bút bi Thiên Long....

Du khách đến Myanmar để tìm kiếm sự mới lạ, yên bình, các giá trị lịch sử và văn hóa còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, chưa chịu sự tác động lớn của nền kinh tế thị trường và du lịch Myanmar cơ bản hiện nay còn khá thiếu cơ sở vật chất như khách sạn, xe, hdv, dịch vụ đắt đỏ…Trong tương lai không xa hy vọng du lịch Myanmar sẽ nhanh chóng thay đổi để trở thành một điểm hút du khách quốc tế cũng như Việt Nam.

Trong hành trình tham quan đất nước Myanmar, quý khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi ở đâu bạn cũng bắt gặp các ngôi chùa với ngọn tháp dát vàng uy nghi cao vút hướng lên nền trời xanh, với 330.000 ngôi chùa, ngọn tháp, với trên 52 triệu dân thì đây là một con số khổng lồ mà có lẽ không đất nước nào có được.


Đến Myanmar, du khách không thể có bất cứ lý do nào mà không đến tham quan chùa Vàng Shwedagon nằm trong trung tâm thủ đô cũ Yangon (thủ đô mới dời về Nay Pyi Taw cách Yangon 400km). Chùa Shwedagon (Chùa Vàng) cao tính đến mái là 105m là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất của Myanmar được xây dựng vào thế kỷ thứ VI trên ngọn đồi Singuttara (truyền thuyết thì cho rằng ngôi chùa được xây dựng trước khi đức Phật qua đời – cách ngày nay 2500 năm - Tương truyền, lúc đó Ấn Độ đã bị mất mùa, nạn đói hoành hành, hai anh em Khoa Ca Đạt Phổ Đà người Myanmar chở một thuyền gạo đi cứu trợ. Khi họ từ Ấn Độ trở về, thỉnh được 8 sợi tóc của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, dưới sự giúp đỡ của vương triều họ đã lập nên ngôi bảo tháp Shwedagon và đem tóc Phật thờ trong tòa tháp này). Chùa có 4 cổng lên theo bốn hướng là Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi cổng được canh gác bởi 1 cặp tượng sư tử thần khổng lồ (chinthe). Ngôi chùa linh thiêng này được cho là đang giữ 4 vật báu của phật giáo: “8 sợi tóc của Phật tổ, mảnh áo của Phật Ca Diếp, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn và cái Lọc nước của Phật câu Na Hàm“. Chùa được dát hơn 60 tấn vàng và được đính lên khối lượng đá quý khổng lồ với 2317 viên ruby, hồng ngọc và nạm 5448 viên kim cương, đặc biệt trên đỉnh tháp còn được gắn 1 viên kim cương 76 cara.
Quá trình lịch sử ngôi chùa trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng do biến động của thiên nhiên (Trận động đất năm 1768 đã làm rơi một phần mái chùa) và chiến tranh (sự xâm lược và cướp phá của thực dân Bồ Đào Nha 1608, Thực dân Anh 1824…)


Ngôi chùa này còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước Myanmar, những sự kiện gần đây phải kể đến như cuộc diễu hành năm 1941 của tướng Aung San xuất phát từ chùa Shwedagon để đòi chính quyền Anh trao trả độc lập cho Myanmar. 42 năm sau cũng tại ngôi chùa Shwedagon này vào ngày 26/08/1988 con gái ông là bà Aung San Suu Kyi cũng đã tổ chức một buổi diễn thuyết cho hơn 500 nghìn người dân Myanmar kêu gọi dân chủ và phản phản đối chính quyền quân chủ đang cầm quyền. Gần đây nhất năm 2007 thì ngôi chùa là điểm xuất phát của đoàn diễu hành gồm 20.000 nhà sư Myanmar kêu gọi sự thay đổi của chính quyền Quân phiệt Myanmar. Ngôi chùa còn đánh dấu một sự kiện đặc biệt đó là chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống Mỹ Barak Obama - Vị tổng thống đầu tiên của Mỹ viếng thăm Myanmar vào ngày 19/11/2012. Đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình chuyển giao chế độ dân chủ của đất nước Myanmar.


Ở Myanmar, có điều đặc biệt khi chúng ta khám phá là Tên của người Myanmar không có Họ. Nếu không có Họ thì người ta sẽ làm sao để truyền thừa lại cho những thế hệ sau biết được huyết thống của mình ? Vậy tên của người Myanmar được đặt như nào ? Tên của họ đặt theo một cách truyền thống mang ý nghĩa “Tuần thời gian” với mỗi tuần có 7 ngày và mỗi ngày lại mang tên một con vật làm biểu tượng (chim, hổ, voi…) và họ quy định ai sinh vào buổi sáng sẽ mang tên theo ý nghĩa biểu tượng, hoặc liên quan đến con vật linh thiêng ấy nhưng là giống đực còn buổi chiều là giống cái vì vậy người dân Myanmar khi đến chùa vàng Shwedagon để làm lễ thì họ cũng sẽ đi lễ theo ngày sinh và họ tiến hành làm lễ cúng ở 7 vị trí được đặt tương ứng với 7 bồn nước (dùng để tắm cho tượng Phật tượng trưng cho mệnh của người ấy), ứng với 7 hành tinh và 7 ngày trong tuần.

Bạn nên đến chùa Shwedagon vào buổi chiều, khi ấy bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa với ánh vàng nhẹ trong ánh hoàng hôn rồi lại trở lên rực rỡ, lung linh trong ánh sáng của hàng chục ngọn đèn chiếu vào. Đây cũng là thời điểm bạn có thể nhìn ngắm những ánh sáng nhiều màu sắc của viên kim cương đặt trên đỉnh ngọn tháp từ một vị trí đặc biệt trong sân chùa. Khi kết thúc chuyến thăm quan ngôi chùa Shwedagon du khách thường được hướng dẫn viên đưa đến nghỉ ngơi dưới gốc cây Bồ đề linh thiêng của chùa, đến đây du khách hành hương ai cũng muốn mang về một chiếc lá của cây Bồ đề với mong muốn và hy vọng may mắn cho gia đình và người thân.


Công ty Du lịch Toàn Phát là công ty thường xuyên tổ chức lễ cầu an cho các đoàn du khách, doanh nhân Việt tại chùa vàng Shwedagon. Chương trình đặc biệt này kết hợp giữa du lịch và hành hương chiêm bái đất Phật Myanmar cho các đoàn khách có yêu cầu và mong muốn tổ chức lễ cầu an tại ngôi chùa thiêng liêng. Các thành viên trong đoàn sẽ được các cao tăng của chùa lập đàn và đọc kinh cầu mong an bình, mạnh khoẻ, may mắn.  Các chương trình du lịch ghép Myanmar của chúng tôi tổ chức liên tục khởi hành đưa khách du lịch Myanmar hàng tháng
Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức những tour đi về hướng biển, nghỉ dưỡng với những bờ biển trải dài còn hoang sơ nơi đất Phật.

Thông tin liên hệ: Toàn: 0909570957; toannguyen10@gmail.com

Đặt Tour:

Nhận xét & Bình luận