-->

Thư viện hình ảnh

Vì sao du lịch Myanmar đang hút khách?


Phong cảnh hữu tình, hàng ngàn di tích đền, chùa, tháp vàng rực khắp nơi cùng bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống được bảo tồn khiến đất nước Myakhieensmang một vẻ đẹp huyền bí, độc đáo… 

Trong những năm gần đây, cùng với Thái Lan thì Myanmar đang được xem như là một điểm đến hấp dẫn nhiều du khách quốc tế, trong đó có nhiều du khách Việt.

Chắc hẳn bạn đang tò mò tại sao du lịch tới Myanmar lại được đánh giá cao như vậy, và đến Myanmar bạn sẽ đi những đâu và làm gì? Sau đây là 10 lý do khiến du khách yêu mến, lựa chọn Myanmar là điểm đến trong sổ tay hành trình du lịch của mình:


1. Đất nước của những ngôi chùa: Nếu Campuchia được mệnh danh là "Đất nước chùa tháp" hay Thái Lan là "Đất nước chùa vàng", Myanmar được ưu ái đặt cho tên gọi là "Đất nước của những ngôi chùa". Có thể nói, đi đâu ở Myanmar bạn cũng có thể nhìn thấy chùa chiền, đền tháp.

2. Yangon - thủ đô cũ của Myanmar: Yagon một thành phố sôi động và đầy màu sắc. Đây luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Yangon thu hút du khách bởi có nhiều phong cảnh đẹp, món ăn ngon, nhiều ngôi chùa mang đậm kiến trúc châu Âu được xây dựng từ thời thuộc địa Anh.

3. Chùa Vàng (chùa Shwedagon): Ngôi chùa có niên đại trên 2.600 tuổi, nổi tiếng vì toàn bộ tượng Phật tại chùa đều được dát vàng. Ngoài ra, chùa Vàng còn là nơi lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca - bảo vật linh thiêng của Phật giáo. Ở Yangon, Chùa Vàng (chùa Shwedagon) được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất của Myanmar.

4. Quần thể đền chùa ở thành phố Bagan: thành phố có tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan - vương triều đầu tiên thống nhất các miền đất tạo thành nước Myanmar ngày nay. Điều hấp dẫn nhất ở Bagan là tất cả đền chùa chỉ nằm trong diện tích 42 km2. Bạn nên thức dậy sớm, đạp xe đi ngắm cảnh mặt trời mọc, sau đó khám phá các đền, chùa trong thành phố. Bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh và chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp về thành phố này bằng khinh khí cầu. Đối với người dân Myanmar, Bagan là niềm tự hào của họ, chính vì thế mới có câu nói: “Nếu bạn là người Myanmar thực sự, bạn phải đến Bagan”.

5. Thành phố Mandalay: Cách Yangon 700 km về phía Bắc, Mandalay được coi là trung tâm Phật giáo quan trọng của Myanmar, do giữ được những nét nguyên thủy nhất. Đến đây, du khách có thể tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm những nét văn hóa, tâm linh, tôn giáo đặc sắc của đất nước Myanmar. Đến đây bạn không thể bỏ qua cầu gỗ U Bein. Đây là cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới, được làm từ phần gỗ còn sót lại của việc xây dựng các cung điện hoàng gia. Một gợi ý dành cho bạn là nên đến đây vào lúc hoàng hôn, tìm một chỗ ngồi ven hồ và ngắm cảnh mặt trời lặn.

6. Chùa Mingun Pathodawgyi: Từ Mandalay, bạn có thể di chuyển bằng thuyền để khám phá làng Mingun, nơi có phế tích Pathodawgyi. Đây là ngôi chùa xây bằng gạch đỏ mà nếu hoàn thành sẽ là kiến trúc Phật giáo bằng gạch lớn nhất thế giới. Đuợc khởi công từ năm 1790 dưới thời vua Bodawpaya, tuy nhiên do người dân địa phương không chịu nổi gánh nặng về kinh tế của dự án nên họ lợi dụng sự mê tín của nhà vua và tạo ra một lời tiên tri “việc hoàn thành Pathodawgyi sẽ trùng với thời điểm sụp đổ của triều đại”. Công trình này cũng bị đã bị tạm dừng, và dở dang sau khi nhà vua qua đời năm 1813. Đến năm 1839, một trận động đất lớn đã khiến phần trên của chùa sụp xuống, nhưng ngày nay Mingun Pathodawgyi vẫn sừng sững với những vết nứt.

7. Hồ Inle: Inle (hay Inlay) trong tiếng Myanmar có nghĩa là hồ lớn, nằm ở vị trí trung tâm bang Shan, cách thành phố Taung-kyi, thủ phủ bang Shan khoảng 40 km về phía nam. Trong suy nghĩ của người dân Myanmar, hồ Inle là nơi đẹp nhất thế giới. Đến đây, bạn có thể vào ngôi làng Nyaungshwe để khám phá cuộc sống của người dân địa phương.


8. Bộ lạc Kayan: Quanh hồ Inle có cư dân của bộ lạc Kayan sinh sống. Phụ nữ của bộ lạc này nổi tiếng với tục lệ đeo những chiếc vòng đồng, khiến cho cổ của họ dài ra. Các bé gái Kayan bắt đầu đeo chiếc vòng đầu tiên khi lên 5 tuổi. Những chiếc vòng cổ sẽ được thêm vào trong suốt quá trình trưởng thành. Nhờ tục lệ này mà các bản của người Kayan thu hút rất đông du khách tới tham quan.

9. Cảnh hoàng hôn trên biển: Myanmar có đường bờ biển dài gần 2.000 km. Hầu hết bãi biển ở đây đều quay mặt về hướng tây, nên du khách tới đây thường được chiêm ngưỡng những cảnh hoàng hôn tuyệt diệu. Những bãi biển nổi tiếng nhất là Ngapali, Ngwe Saung và Chaung Thar.

10. Miễn thị thực cho công dân Việt Nam đến Myanmar: Từ ngày 26/10/2013, hiệp định giữa Việt Nam và Myanmar về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông chính thức có hiệu lực. Theo Hiệp định này, công dân của một bên, là người mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị ít nhất 6 tháng được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ bên kia với thời gian lưu trú không quá 14 ngày.


Tour liên quan: http://www.toanphattravel.com/2013/10/myanmar-yangon-bago-kyaikhtiyo.html

Vẻ đẹp huyền bí trên đỉnh núi Kyaikhtiyo


Chùa Kyaikhtiyo được xây trên đỉnh của dãy đồi Pau-laung. Chùa cách huyện Kyaitkto chỉ vài dặm.

Mặc dù đường lên chùa khó khăn nhưng hàng năm khách hành hương ngàn ngàn người vẫn đến chiêm bái. Tên chùa Kyaikh-ti-yo có nghĩa là ‘chùa được vị đạo sĩ mang trên đầu’. Truyền thuyết giải thích tên gọi này vốn có từ lâu đời.

Thuở xưa, trong khu rừng rậm của vương quốc Suvannabhumi (nay là Thaton) có 2 anh em đạo sĩ nọ. Họ vốn là 2 vị hoàng tử nhưng họ đã từ bỏ cuộc sống huy hoàng, cung vàng điện ngọc, của cải sang giàu của trần thế để tu hành khổ hạnh ở nơi rừng thẳm ấy. Người anh tên là Teikthadharma, người em là Thiharaza.

Một hôm, khi hai đạo sĩ đi tìm củ, quả để ăn thì họ thấy 2 quả trứng rất to nằm trên mặt đất. Người anh bảo ‘Trứng này to lớn lạ thường, chắc không phải của loài tầm thường. Chúng ta hãy giữ lại xem sao.’ Người em đồng ý. Mỗi người mang một quả đem về chỗ trú ngụ của mình trong rừng.

Thời gian sau, họ thật ngạc nhiên thấy trứng nở ra 2 hài nhi. Họ hết lòng nuôi dưỡng, chăm sóc 2 trẻ. Nhờ tình thương yêu lo lắng của họ mà 2 bé ấy chóng lớn thành 2 thanh niên khôi ngô tuấn tú. Hai đạo sĩ cùng con trai nuôi của mình thường đi lại trong khu rừng rậm, hai cậu được huấn luyện cách sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau cũng như lối sống nơi rừng xanh.

Mười năm cứ thế trôi qua, rồi bỗng nhiên đứa con nuôi của người em qua đời. Nỗi đau buồn mất mác đó thật sự là biến cố bi thương cho hai anh em đạo sĩ và người con nuôi còn lại. Nhưng hoạ vô đơn chí! Chẳng bao lâu sau họ nhận được tin phụ hoàng tức Vua xứ Suvannabhumi băng hà. Các triều thần vội đến van nài người anh trở lại kinh thành để lên ngôi kế vị cha mình. Đạo sĩ Teikthadharma đã khước từ lời đề nghị mặc dầu các triều thần có thưa rằng một nước mà không vua như tàu không bánh lái. Vị tể tướng thốt lên “Ôi! thần dân của Ngài sẽ ra sao nếu Ngài không quay về chăn dân trị nước?” Thế nhưng vị đạo sĩ đã quyết, ông nói “Hỡi các triều thần trung thành và sáng suốt! Ta không muốn rời chỗ trú ngụ trong khu rừng này vì ta đã rời bỏ thế gian cùng các thú vui và cám dỗ. Tuy nhiên nếu các vị đồng ý thì ta sẽ trao con trai nuôi của ta về cai trị dân chúng.” Thấy vị đạo sĩ cương quyết, biết không thay đổi được, các triều thần bèn tuân theo đề nghị này. Thế là người con nuôi được đưa về cung và lên ngôi vua, lấy hiệu là Teikthadharma Thiriraza, theo tên của cha nuôi và chú nuôi.

Nói về con trai nuôi của người em, sau khi qua đời chẳng bao lâu cậu được tái sanh làm con trai của một nhà giàu tại nước Mithila. Cậu lớn lên thành một thanh niên ngoan hiền và hiếu thảo. Một hôm, cậu đến đảnh lễ Đức Phật và cầu xin Ngài cho cậu xuất gia làm tỳ-khưu. Sau nhiều năm hành thiền và kính tin Phật Pháp, cậu trở đắc Thánh quả A-la-hán, mọi người gọi là Đại Đức Gavanpati.

Một lần nọ, khi đang hành thiền, tâm Đại Đức nhớ lại kiếp trước ở trong rừng xứ Suvannabhumi, khi nghĩ về cha nuôi và bác nuôi, lòng Đại Đức tràn ngập lòng biết ơn trước công lao nuôi dưỡng cao dày thuở nào, Đại Đức quyết định lên đường viếng thăm họ.

Khi đến chỗ của hai vị đạo sĩ, Đại Đức bảo họ rằng Đại Đức là con trai nuôi trước đây của họ, đứa con mà lúc lên mười tuổi đã chết và được tái sinh. Khi nghe thấy thế, hai đạo sĩ vui mừng khôn tả, họ càng hoan hỷ hơn khi được tin Bồ-tát Gotama đã Giác Ngộ thành Phật và đang thuyết Pháp tại Ấn Độ. Họ khát khao chờ đợi được diện kiến đảnh lễ Ngài và được lắng nghe lời dạy thiêng liêng cao quý của Ngài biết bao! Vị A-la-hán này có thể nào cầu xin Đức Thế Tôn quang lâm đến Suvannabhumi được không? Đại Đức Gavanpati cung kính chuyển lời khẩn cầu này và Đức Phật đã chấp thuận. Ngài cùng chư Tăng khởi hành sang Suvannabhumi.

Họ chuẩn bị chu đáo mọi thứ để cung đón Đức Phật. Khi Ngài đến nơi, Ngài được hai đạo sĩ, nhà Vua tức con trai nuôi của họ và vị đạo sĩ Kelathaya ở khu rừng bên cạnh, long trọng nghinh tiếp. Đức Thế Tôn thuyết nhiều bài Pháp về từ bi và trí tuệ cho họ nghe. Lúc Ngài chuẩn bị trở về Ấn Độ , họ cầu xin Ngài ban cho họ một đặc ân có được ít xá lợi để họ phụng thờ những bảo vật Phật ban trong chuyến viếng thăm này. Ngài từ bi chấp thuận và trao cho mỗi đạo sĩ một sợi xá lợi tóc cuộn tròn. Đạo sĩ Thiharaza và Kelathaya đặt xá lợi Phật trong một tráp nhỏ và gìn giữ trong ngôi chùa họ kiến tạo. Đạo sĩ Teikthadharma thì cất xá lợi trong tóc của mình, thường xuyên đảnh lễ bảo vật của Đấng Giác Ngộ.

Ít năm sau, hai đạo sĩ Thiharaza va Kelathaya từ trần. Đạo sĩ Teikthadharma linh cảm mạng sống của mình cũng sắp hết. Vua Trời Đế Thích bồn chồn không yên sợ xá lợi quý báu của Đức Phật sẽ bị thất lạc. Vua Trời bèn xuống trần, hiện ra trước Vua xứ Suvannabhumi bảo rằng ‘Thưa đức vua, cha của người tức đạo sĩ Teikthadharma sắp lâm chung, tôi cảm thấy bất an lo ngôi xá lợi mà Đức Phật ban rồi đây không biết ra sao. Nếu chúng ta có thể thuyết phục vị đạo sĩ tìm cách nào gìn giữ ngôi xá lợi được an toàn trước khi ông qua đời thì thật là tốt.’

Nghe thế, Vua Suvannabhumi bèn cùng Vua Trời Đế Thích đến khu rừng gặp Teikthadharma. Thấy họ, vị đạo sĩ ngạc nhiên hỏi nguyên do. Vua Trời Đế Thích đáp rằng ‘Vì đạo sĩ không còn sống bao lâu nữa, chúng tôi đến đây cầu xin ông trao ngôi xá lợi quý giá mà Đấng Giác Ngộ đã ban cho ông. Chúng tôi sẽ xây một ngôi chùa bên trên xá lợi, đây sẽ là nơi mọi người đến chiêm bái khi ông không còn nữa.’ Ban đầu vị đạo sĩ tỏ ra miễn cưỡng, nhưng sau một lúc suy nghĩ, ông đồng ý trao xá lợi với điều kiện phải tìm một hòn đá trông giống như đầu của ông. Xá lợi sẽ được cất trong hốc nhỏ của tảng đá, và phía trên đó hãy xây một ngôi chùa.

Vua Trời Đế Thích rất hoan hỷ khi nghe điều kiện này, Vua Trời lập tức ra bờ biển và tìm thấy một hòn đá khổng lồ rất giống đầu của vị đạo sĩ, rồi cùng nhiều người đem hòn đá này lên đỉnh đồi cao, đặt hòn đá theo vị trí mà Vua Trời có thể ngồi giữa mặt đáy của hòn đá và đỉnh đồi. Sau đó, Vua Trời đi gọi vị đạo sĩ và nhà vua đến xem.

Teikthadharma vô cùng hài lòng, vừa ý trước cách sắp xếp này đến nỗi ông bảo Vua Trời Đế Thích tạo một lỗ nhỏ trên hòn đá để ông đặt xá lợi vào. Sau khi việc này hoàn tất, vị đạo sĩ cẩn trọng lấy xá lợi từ đầu ông xuống, đảnh lễ, và trang trọng đặt vào nơi cất giữ này. Bên trên xá lợi, tại đỉnh của hòn đá, họ xây dựng một ngôi chùa mới. Khi mọi việc đâu vào đấy, Vua Trời Đế Thích trở về cung trời của mình. Còn vị đạo sĩ thì ngồi bên dưới ngôi già lam nơi an vị xá lợi thiêng của Đức Phật mà bình thản ra đi.

Từ lúc chùa được trùng tu lại, khoảng trống giữa mặt đáy hòn đá và đỉnh đồi không còn nữa. Tuy nhiên, hòn đá thiêng khổng lồ này vẫn có thể chuyển động tới lui nhưng hoàn toàn thăng bằng, vững vàng!

(Theo www.seasite.niu.edu, Liên Thuỷ dịch)

Du lịch Myanmar nên đi những nơi nào?


Đến Myanmar, người ta dễ choáng ngợp bởi hàng ngàn ngôi đền, chùa, tháp vàng rực khắp nơi và điều đó đã tạo cho đất nước này một vẻ mơ màng độc đáo.

Chắc hẳn bạn đang phân vân không biết nên đi những đâu cho chuyến du lịch Myanmar của mình phải không? Hãy cùng Toàn Phát travel điểm qua những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch đến Myanmar nhé!



Du lịch Mandalay là một điểm đến phổ biến nhất thành phố


Mandalay: Thành phố lớn thứ hai ở Myanmar sau Yangon, và là một trong những điểm đến và điểm trung chuyển phổ biến nhất với khách du lịch Myanmar. Các điểm tham quan bao gồm: tu viện Shwenandaw làm bằng gỗ, chùa Kuthodaw Paya với quyển sách lớn nhất thế giới, đồi Mandalay, Cung điện Hoàng gia, chùa Mahamuni với tượng Phật đính lá bằng vàng thật, cầu U-bein – cây cầu gỗ dài nhất thế giới và tu viện ở Amarapura.

Mingun (Min Kun): Ngôi làng nằm về phía bắc của Mandalay. Mingun nổi tiếng với khách du lịch Myanmar nhờ các di vật và di tích sau: quả chuông Mingun – một trong những quả chuông nặng nhất và lớn nhất trên thế giới, bảo tháp Mingun Pahtodawgyingôi chùa trắng Hsinbyume / Myatheindan với đôi tượng Chinthe.

Pyin oo Lwin: về phía đông của Mandalay là thị trấn Pyin oo Lwin nằm trên đồi cao hơn 1000 mét so với mặt nước biển là điểm đến khá khác biệt của du lịch Myanmar. Một số điểm tham quan đáng chú ý tại đây là Vườn Quốc Gia Kandawgyi, Tháp Đồng Hồ Purcell theo kiểu tháp Big Ben ở Luân Đôn, thác Anisakan, thác Pwe Kaukhang Pyeik Chin Miang.

Thị trấn Pyin oo Lwin một điểm tham quan đáng chú ý của Myanmar

Mrauk-U: thành phố khảo cổ quan trọng nằm gần biên giới phía tây của Myanmar. Marauk-U là trung tâm đền chùa lớn thứ hai của du lịch Myanmar, chỉ sau Bagan. Đền chùa ở đây được xây bằng gạch đá, không giống như các ngôi đền xây bằng gạch bùn và đất sét ở Bagan. Các đền chùa tiêu biểu là Shite-thaung, Htukkanthein, Koe-thaung, Andaw-thein, Lemyethna, Ratanacụm chùa Ngũ Nhân. Trong đó hoành tráng nhất và có ý nghĩa khảo cổ nhất là chùa Shite-thaung.

Sagaing: thành phố nằm bên bờ sông Ayeyarwady, cách Mandalay 20 km về phía Tây Nam. Sagaing sở hữu nhiều tu viện và đền chùa nên thích hợp là địa điểm hành hương của du lịch Myanmar. Trong số các công trình ở Sagaing, tu viện hình vòm thếp vàng Kaung Hmu Daw hoàn toàn khác biệt so với các kiến trúc hình tháp nhọn.

Inn Wa (Inhwa – Inwa): nằm ở phía nam Mandalay, từng là thủ đô cũ của các vương triều Myanmar từ thế kỷ 14 đến 19. Các điểm tham quan nổi bật là tu viện Bagaya Kyaung bằng gỗ và tháp nghiêng Nanmyin.

Bagan trung tâm đền chùa của Myanmar

Bagan: trung tâm đền chùa nổi tiếng nhất của du lịch Myanmar, từng là thủ đô của vương quốc Bagan hùng mạnh. Với hơn 2.000 đền chùa còn lại đến ngày nay trong tổng số 10.000 kiến trúc tôn giáo thời xưa, Bagan là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách. Các đền chùa tiêu biểu nhất của Bagan là chùa vàng Shwezigon, đền Ananda với 4 tượng Phật vàng ở 4 hướng, đền Thatbyinnyu – đền cao nhất ở Bagan, đền Shwegugyichùa Shwesandaw – nơi lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật.


KHU VỰC NẰM GIỮA TUYẾN ĐƯỜNG MANDALAY – YANGON

Du lịch Hồ Inle là một trong những điểm du lịch tuyệt với của Myanmar


Hồ Inle – thị trấn Nyaung Shwe: Hồ Inle hay còn gọi là Biển Hồ, nằm ở thị trấn Nyaung Shwe, là một trong những địa danh được biết đến nhiều nhất của du lịch Myanmar. Ngoài khung cảnh tuyệt vời của hồ Inle, bạn còn có thể đến thăm trang trại nho và sản xuất rượu Red Mountain, làng người cao cổ Pa-Ochùa Phaung Daw Oo với 5 bức tượng Phật dán đầy lá vàng ròng.

Nay Pyi Taw (Naypyidaw): thủ đô của Myanmar. Tại đây bạn có thể thấy các công trình dành cho Nhà nước Myanmar, tiêu biểu là tòa nhà Quốc hội hoành tráng. Ngoài ra còn có 3 bức tượng khổng lồ của các vị vua Anawrahta, Bayinnaung và Alaungpaya U Aung Zeya, cùng với chùa hòa bình Uppatasanti nơi lưu giữ xá lợi răng của Đức Phật.

Du lịch Pyay hấp dẫn du khách bởi những ngôi chùa cổ

Pyay: thị trấn nằm trên bờ sông Ayeyarwady, với các điểm tham quan chính là chùa hoàng hôn Shwe San Dawchùa cổ Bawbawgyi.


KHU VỰC YANGON VÀ MIỀN NAM MYANMAR

Yangon thành phố lớn nhất Myanmar điểm đến phổ biển của khách du lịch


Yangon: thành phố lớn nhất Myanmar, cũng là điểm đến phổ biến của khách du lịch Myanmar. Ở Myanmar cũng tập trung dày đặc các điểm tham quan như chùa vàng Shwedagon, chùa Sule, trang trại cá sấu Thaketa, chợ Bogyoke Aung San, chợ Mingalar, khu phố Tây đường 19th Street, chùa Botataung, nhà thờ Saint Mary’s Cathedral, nhà thờ Holy Trinity Cathedral, chùa Mailamu, tu viện Do Thái Musmeah Yeshua Synagogue, Vườn Mahabadoola, hồ Inyahồ Kandawgyi. Trong đó chùa Shwedagon là điểm tham quan quan trọng nhất: đây là nơi lưu giữ bốn báu vật Phật giáo gồm gậy của Kakusandha, lọc nước của Konagamana, áo của Kassapa, và 8 sợi tóc của Đức Phật.

Các bãi biển ở vịnh Bengal: du lịch Myanmar chỉ mới phát triển nhưng các bãi biển hoang sơ ở đất nước này đã bắt đầu thu hút sự chú ý của những du khách yêu biển. Các bãi biển nổi tiếng nhất là Ngapali, Ngwe Saung, ChaungthaKanthaya. Bãi biển Ngapali được đánh giá cao nhất bởi dòng nước xanh trong và bãi cát trắng mịn.

Bago: từng là thủ đô của vương triều Taungoo, Bago còn lưu giữ khá nhiều di tích, bao gồm: tượng Phật nằm Shwethalyaung Buddha, chùa Hoàng Thần Shwe Maw Daw – chùa cao nhất Myanmar, chùa Kyaik Pun có tượng Phật ngồi 4 phía, Cung điện Kanbawzathadi Palace của vương triều Taungoo, cùng một loạt các đền chùa khác như Maha Kalyani, Mahazedi, Shwegugalechùa Rắn Snake Pagoda. Đặc biệt, từ Bago bạn có thể viếng thăm địa điểm trứ danh của du lịch Myanmar: chùa Kyaiktiyo hay còn gọi là chùa Núi Vàng Golden Rock chênh vênh trên đỉnh đồi Kyaiktiyo.

Mawlamyin điểm tham quan đáng chú ý nhất với những ngôi chùa lớn nổi tiếng

Mawlamyine: thành phố lớn thứ tư của Myanmar. Điểm tham quan đáng chú ý nhất mà Mawlamyine này đóng góp cho du lịch Myanmar là chùa Nwa Le Bo nằm trên ba phiến đá chênh vênh. Ngôi chùa này thường được so sánh với chùa Núi Vàng Kyaikhtiyo, mặc dù thu hút ít du khách hơn.

Với kinh nghiệm du lịch Myanmar thì trên là những điểm du lịch Myanmar mà du khách nên đến khi thực hiện tour du lịch Myanmar của mình, nó sẽ giúp du khách có cái những trải nghiệm và cái nhìn tổng quan nhất về vẻ đẹp của Myanmar.

Cao nguyên Pyin Oo Lwin


Hành trình đến với xứ sở chùa vàng Myanmar, ngoài những địa danh quen thuộc như Yangon, Bagan, Mandalay và Inle Lake, các bạn đừng quên “chèn” thêm cung đường phượt cao nguyên Pyin Oo Lwin.

Cách nội thành Mandalay khoảng 70 km về hướng đông, cao nguyên Pyin Oo Lwin có độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ giống Đà Lạt của Việt Nam. Tên cũ của Pyin Oo Lwin là May Myo, nghĩa là Phố May (“May” là tên của viên sĩ quan đầu tiên của Anh đồn trú tại Pyin Oo Lwin).

Để đến cao nguyên Pyin Oo Lwin, bạn đến khách sạn E.T ở đường số 83 ngay trung tâm Mandalay và mua vé xe khởi hành đi Pyin Oo Lwin. 


Thị trấn Pyin Oo Lwin yên bình với những dãy phố, ngôi nhà nhỏ xinh, đường sá ít xe cộ qua lại. Những ngôi nhà vẫn còn giữ lối kiến trúc kiểu Anh do xưa kia nơi đây từng là khu nghỉ dưỡng của các quan chức và binh sĩ người Anh đến tránh cái nóng mùa hè oi bức của Myanmar.

Ngày nay, những khu nhà này được sử dụng làm nhà hàng, quán bar, cửa hàng… dành cho du khách. Dọc con đường Mandalay - Lashio Road tập trung nhiều khách sạn, nhà nghỉ với các mức giá khác nhau.

Cắt ngang con đường chính Lashio là biểu tượng của Pyin Oo Lwin - tháp đồng hồ mang tên Purcell Tower. Tháp Purcell được xây dựng theo kiểu tháp Big Ben ở Luân Đôn. Cách một đoạn chừng vài chục mét là khu chợ ẩm thực sầm uất bày bán đầy đủ các món ăn địa phương bốc khói nghi ngút, thơm lừng.

Len lỏi trong các ngõ ngách nhỏ của thị trấn là những ngôi nhà gỗ của người Shan (một tộc người cổ xưa của Myanmar), người Hồi giáo di cư sang… Bạn dễ dàng nhận ra các thánh đường Hồi giáo với lối kiến trúc độc đáo ở từng góc phố và những tiếng cầu kinh ngân nga được phát ra từ các thánh đường đó.

Không gì tuyệt vời hơn khi ngồi trong quán Golden Triangle Café & Bakery thảnh thơi nhâm nhi ly sinh tố dâu, nhấm nháp từng mẩu bánh kem mứt nho dưới khí trời se lạnh của đêm cao nguyên. Quán được thiết kế theo phong cách Châu Âu vì ông chủ là người Pháp. Trên bảng thực đơn còn có bánh croissant đặc trưng Pháp.

Khởi đầu một ngày mới ở Pyin Oo Lwin, các khách sạn đều cung cấp dịch vụ cho thuê xe đi tham quan các địa điểm đặc trưng trong vùng. 


Pyin Oo Lwin nổi tiếng với Vườn quốc gia National Kandawgyi Gardens, được xây dựng từ năm 1924, trước đây có tên là Vườn thực vật quốc gia. Vườn Kandawgyi là địa điểm lý tưởng cho các du khách cũng như người dân địa phương đến nghỉ ngơi, thư giãn, và hít thở bầu không khí trong lành. Vườn còn có các khu vực trồng phong lan hay nuôi côn trùng… Mở cửa từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, nơi đây có giá vé vào cổng đối với du khách nước ngoài là 5 USD.

Cách đó không xa là Vườn bách thảo Maymyo rộng 142 hecta và thác nước Pew Gauk nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Maymyo. Cây cỏ ở đây xanh tươi, hoa khoe sắc thắm và khí trời mát rượi vào ban ngày. Tất cả được xây dựng theo kiến trúc Anh Quốc.

Người lái xe địa phương đon đả mời các bạn ghé vào một con đường nhỏ có ghi bảng Blue Sky Wine. Chạy vào trong có căn biệt thự màu hồng xinh xắn, những bông hoa màu hồng mọc đầy góc sân vườn. Ở vùng cao nguyên này, căn biệt thự của ông là nơi thường được các đoàn làm phim Myanmar mượn làm bối cảnh lãng mạn cho phim.

Bạn sẽ được người địa phương mời ăn thử quả damsan – một loại quả đặc trưng của Pyin Oo Lwin. Quả damsan có vị chua, giòn dùng để làm mứt. Tương tự như quả mơ Hà Nội, quả damsan còn được dùng ủ lên men rượu. Khi nhấp thử, bạn sẽ thấy rượu Damsan ngọt và ngon như vị rượu mơ.

Nếu đến Pyin Oo Lwin vào mùa thu hoạch dâu, bạn sẽ tha hồ dạo chơi trong những khu trang trại trồng dâu, hái những quả dâu đỏ mọng.

Rời khỏi cao nguyên Pyin Oo Lwin, bạn sẽ nhớ mãi một “Đà Lạt trong lòng Myanmar”

Kyaikhtiyo huyền bí Phật giáo Myanmar


Myanmar là vùng đất thiêng của Phật giáo với những ngôi chùa Vàng, các vị sư áo đỏ và những tu viện cổ kính. Bên cạnh đó, rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quốc gia này cũng là điểm nhấn níu chân khách đường xa. Và một trong những điểm đến ấn tượng nhất của đất nước này đó là Chùa Kyaiktiyo - nơi có Hòn Đá Vàng khổng lồ nằm chênh vênh trên mỏm núi.

Nằm cách Yangon hơn 200km, cùng với ngôi chùa nhỏ bé Kyaiktyo, Hòn Đá Vàng đã tạo nên một quần thể di tích vô cùng độc đáo. Thánh tích này được xây dựng vào năm 574 và được xem như một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á.

Theo truyền thuyết trong lần đức Phật đến đây truyền đạo, ông đưa cho tu sĩ Taik Tha một sợi tóc. Tu sĩ giấu sợi tóc trong tóc của mình, sau đó trao cho nhà vua với mơ ước rằng “sợi tóc sẽ được cất trong một hòn đá có hình dáng giống như cái đầu của vị tu sĩ”. Nhà vua không thể tìm đâu ra một hòn đá như thế, phải nhờ cha mẹ (thần Zawgyi và nữ thần Naga) tìm giúp. Hai vị thần này đã tìm ra hòn đá dưới lòng đại dương. Hòn đá được đưa lên và đặt ở đồi Kyaikhtiyo. Sợi tóc của đức Phật được cất vào hòn đá và ngôi chùa nhỏ đã được xây dựng lên mang tên Kyaikhtiyo. Theo tiếng của người Mon, Kyaik có nghĩa là chùa và Htiyo là “mang cái đầu của vị tu sĩ”. Kyaikhtiyo có nghĩa là “ngôi chùa được đặt trên cái đầu vị tu sĩ”.

Chùa Đá Vàng Kyaiktiyo là một trong 3 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Myanmar (xếp sau chùa Shwedagon, chùa Mahamuni). Chùa này chỉ cao 5.5m, nằm bên cạnh là tảng đá lớn được phủ bởi các lá vàng do những người hành hương dán lên khi đến chiêm bái. Chùa Kyaiktyo được tương truyền là một trong ba ngôi chùa cất giữ báu vật của Phật

Nằm chênh vênh trên bờ mép đỉnh núi Kyaiktiyo, Burma, Hòn Đá Vàng dường như đang thách thức với thiên nhiên. Nhìn từ xa tảng đá có chỗ đứng không vững chắc này như có vẻ sắp lăn xuống núi nhưng lại rất vững chắc và khó bị xê dịch.

Kỳ ảo nhất là khi hoàng hôn khuất bóng và lúc bình minh ló dạng, mặt trời chiếu những tia nắng sáng lên hòn đá và những người hành hương bắt đầu cầu nguyện nhìn khung cảnh thật lung linh huyền ảo. Đêm đến, tảng đá thiêng sáng rực lên trong ánh đèn vàng, lung linh trong làn khói hương và trầm bổng trong những lời nguyện cầu.

Theo tục lệ, chỉ có những người đàn ông có thể lại gần khu vực Hòn Đá Vàng để có thể dán những miếng vàng dát mỏng lên, áp đầu vào hòn đá và cầu nguyện. Còn phụ nữ thì không được đi vào khu vực Hòn Đá Vàng, họ chỉ có thể lặng lẽ thành kính dâng lễ vật cúng lên các bàn thờ rồi quỳ trên nền đất, cầu nguyện hàng giờ trong khói hương mờ ảo. Hòn Đá Vàng được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật thăng bằng hoàn hảo, kỳ thú của tự nhiên. Bởi vị trí đặc biệt của hòn đá, dân địa phương gọi là hòn đá thiêng. Họ thờ cúng lễ bái rất thành tâm, đa số người Burna rất nghèo khó nhưng họ dành dụm chắt chiu để cùng nhau thếp vàng lên toàn bộ hòn đá .

Không chỉ nổi tiếng về độ thần kỳ linh thiêng, Hòn Đá Vàng còn được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật thăng bằng hoàn hảo, kì thú của tự nhiên. Người Myanmar giải thích sự bền vững này là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách Hòn Đá Vàng khoảng 300m để giữ hòn đá không rơi. Nhiều Phật tử tin rằng được đến nơi, quỳ lạy và ôm hôn hòn đá sẽ giúp họ trở nên giàu có, thịnh vượng.

Hòn Đá Vàng và ngôi chùa Kyaiktiyo đã trở thành một địa điểm du lịch , hành hương vô cùng hấp dẫn của những ai ghé thăm Myanmar. Chính bàn tay sáng tạo của con người kết hợp với tuyệt tác thiên nhiên đã tạo nên điều kỳ diệu. Với du khách quốc tế, việc chiêm ngưỡng một hòn đá và ngôi chùa được phủ bằng vàng lá nằm cheo leo trên đỉnh núi là điều thú vị có một không hai.

Myanmar điểm đến mới hấp dẫn



NHỮNG LÝ DO ĐỂ CHỌN MYANMAR LÀ ĐIỂM ĐẾN KẾ TIẾP


Myanmar trong ấn tượng ban đầu của nhiều người là 'chẳng có gì đâu'. Nhưng trên thực tế nơi đây có nhiều trải nghiệm lý thú về văn hóa, con người và cảnh thì rất đẹp.



1. Khám phá đất nước của Phật giáo


Đến Myanmar, đi thăm các ngôi chùa là một cách tốt nhất để bạn khám phá nền văn hóa của đất nước Phật giáo này. Nếu Campuchia được mệnh danh là "Đất nước chùa tháp" hay Thái Lan là "Đất nước chùa vàng" thì Myanmar được du khách ưu ái đặt cho tên gọi là "Đất nước của những ngôi chùa". Có thể nói, đi đâu ở Myanmar bạn cũng có thể nhìn thấy chùa, từ những ngôi chùa lớn và nổi tiếng như: chùa Shwedagon ở Yangon, Maha Muni ở Mandalay, Shwezigon tại Bagan... hay nhiều ngôi chùa nhỏ khác.

Chùa Kyaiktiyo (hay còn gọi là chùa Núi Vàng - Golden Rock) là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Myanmar. Ảnh: Kuriositas 

Bạn có thể đạp xe đạp từ ngôi chùa này đến chùa kia trong hành trình cho phép của mình. Tham quan các ngôi chùa, du khách sẽ gặp các phật tử ngồi thiền hoặc tụng kinh trong hàng giờ liền. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các nghi thức thờ cúng ở đây, bạn nên chuẩn bị một ít thức ăn nhẹ và nước uống vì công việc đó thường kéo dài rất lâu và xung quanh chùa thường không có các hàng quán.

2. Những con người hiền lành, thân thiện

Có thể nói người dân Myanmar rất hiền lành, thật thà và thân thiện. Nếu lỡ may bạn có để quên một đồ vật có giá trị ở trên xe bus, điểm tham quan, quán ăn... thì khả năng bạn tìm lại được là rất cao. Không chỉ vậy, nếu bạn muốn hỏi đường hay tìm hiểu về một khu du lịch nào đó từ bất kỳ một người dân Myanmar nào trên phố mà bạn bắt gặp bạn thì cái bạn nhận được là nụ cười hiền lành cùng những chỉ dẫn tận tình.

Người Myanmar cũng rất trọng chữ tín (nói là làm, hẹn là đúng giờ). Họ luôn tôn trọng những người có học thức, học hàm, học vị cao nhất là các vị sư. Một điều thú vị nữa là thiệp mời đám cưới thường ghi rõ học hàm, học vị cũng như những thành tích của của cô dâu chú rể...

3. Khám phá truyền thống của người Myanmar

Trang phục truyền thống của Myanmar là những chiếc váy, được gọi là Longyi (dành cho nam) và Tamain (dành cho nữ). Những chiếc váy này đa phần có nhiều hoa văn cùng những màu sắc nổi bật. Chúng được bán nhiều trong các ngôi chợ với nhiều mức giá khác nhau nên bạn có thể mua một chiếc để mặc thử nếu thích. Cách mặc cũng khá đơn giản, khi chỉ cần quấn vải thành nhiều vòng ngang hông thật chặt là được. Tuy nhiên, cách buộc giữa đàn ông và phụ nữ khác nhau nên bạn có thể nhờ nhân viên ở cửa hàng buộc dùm cho bạn.

Mang thử trang phục truyền thống của Myanmar với những chiếc váy longyi (dành cho nam) và tamain (dành cho nữ) là một trải nghiệm lý thú đối với du khách. Ảnh: Onourownpath. 


Đến đây, bạn cũng đừng quên tìm hiểu cách làm đẹp của phụ nữ Myanmar từ cây Thanaka. Đây là một loại phấn trang điểm truyền thống với mùi hương ngọt ngào, có tác dụng làm mát và bảo vệ da dưới ánh mặt trời được làm từ bột của thân cây Thanaka. Cách sử dụng loại phấn này rất đơn giản, chỉ cần hòa ít bột cây thanaka và nước cho hơi sánh rồi thoa lên da. Các em nhỏ ở đây thường vẽ thành những hình động vật đáng yêu trên má hoặc cánh tay của mình.

4. Xem bói

Một điều thú vị trong văn hóa truyền thống của người dân Myanmar là họ rất thích xem bói. Nhiều nhất là xem trong các cửa hàng dọc theo các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Sule, chùa Kaba Aye... Họ thường xem về công danh, sự nghiệp, xem tuổi vợ chồng, ngày làm đám cưới, ma chay... Có nhiều hình thức xem bói khác nhau như xem qua tay, mặt, xem qua tên, ngày sinh...

Đó là lý do mà khi đến Myanmar, ngoài việc thưởng ngoạn các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Chauk Htat Gyi, chùa vàng Shwedagon, chùa Kyaiktiyo, chùa Kaba Aye hay Chùa Sule... thì xem bói là một điều rất thú vị mà du khách nào cũng muốn được trải nghiệm. Sau khi tham quan, lễ bái trong chùa, bạn có thể ghé lại một gian hàng bất kỳ xung quanh chùa hay dọc lối đi vào chùa để xem cho mình một quẻ bói để biết thêm về công danh, tình duyên, sự nghiệp... hay vận mệnh trong tương lai...

5. Những lễ hội

Lễ hội Thingyan (lễ năm mới)

Còn được biết đến là lễ hội té nước, thường được diễn ra vào dịp năm mới ở Myanmar. Lễ hội này được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước Myanmar bằng cách tạt nước lên người khác. Nó có ý nghĩa rửa sạch những dơ bẩn đã tích tụ trong suốt một năm qua và đón chào năm mới với sự thanh khiết của thân tâm. Ngày xưa, người dân thường chuẩn bị nước thơm (nấu từ các loại hoa lá) để tạt lên người nhau. Ngày nay thì người ta không còn sử dụng nước thơm mà thường là các vòi nước lạnh. 

Lễ hội âm nhạc truyền thống

Tham dự lễ hội này, du khách sẽ được tìm hiểu về nền âm nhạc truyền thống độc đáo của người Myanmar. Dàn nhạc truyền thống gồm: một bộ trống (thường có từ 9 đến 21 chiếc trống nhỏ), một bộ cồng chiêng, những chuông tre, những nhạc cụ hơi, gồm hne – cho âm thanh rất cao – và sáo cùng chũm chọe. Bên cạnh âm nhạc là những điệu múa truyền thống mang đậm bản sắc Phật giáo của người Myanmar thể hiện qua sự phức tạp của các điệu múa nhưng cũng rất tôn nghiêm khi các nghệ sĩ múa không hề chạm vào người nhau.

Lễ hội đua thuyền Phaung Daw U

Đây là lễ hội quan trọng và phổ biến nhất ở Myanmar thường diễn ra vào đầu tháng 10 với ý nghĩa tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Điều dễ nhận biết nhất của lễ hội này là những con thuyền đầy màu sắc, diễu hành từ làng này sang làng khác ở hồ Inle. Đi giữa đoàn là chiếc xà lan có hình dạng con chim vàng, tượng trưng cho thần thoại Myanmar, bên trên xà lan là 5 bức tượng Phật nhỏ của ngôi chùa Paung Daw U.

Ngoài ra, còn có rất nhiều lễ hội khác ở đất nước Myanmar như lễ rằm tháng 4, lệ hội chùa Shwedagon, lễ hội chùa Ananda, lễ hội năm mới Kachin...hay các lễ hội truyền thống khác.

6. Những điểm du lịch nổi tiếng

Cố đô Yangon

Thủ đô cũ của Myanmar luôn là điểm đến được du khách lựa chọn khi đến thăm đất nước này. Cố đô của Myanmar thu hút du khách với những cảnh đẹp hài hòa giữa thiên nhiên, các công trình kiến trúc và con người. Chùa Shwedagon là điểm tham quan mà du khách đều muốn ghé khi đến Yangon. Bên cạnh đó là chùa Sule, các viện bảo tàng, các công viên... Không chỉ có phong cảnh, văn hóa, Yangon còn thu hút du khách nhờ những khu giải trí, mua sắm nhộn nhịp của mình ở ngay trung tâm thành phố.

Bagan

Điểm hấp dẫn nhất ở Bagan là bạn có thể khám phá hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ ở đây. Các ngôi chùa thường có khoảng cách gần nhau nên phương tiện thích hợp nhất mà bạn có thể sử dụng là tự đạp xe đạp đi khám phá. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện khác như taxi, xe tuk tuk hay xe bus. Một phương tiện đặc biệt nhất ở đây là bằng khinh khí cầu. Từ trên cao, bạn không chỉ được ngắm nhìn toàn cảnh Bagan mà còn có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp về thành phố này.

Mandalay

Leo lên đỉnh Mandalay và ngắm toàn cảnh khu vực bên dưới trong ánh bình minh hoặc hoàng hôn là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể trò chuyện với các tu sĩ bằng tiếng Anh để tìm hiểu thêm về văn hóa, con người Myanmar. Cây cầu gỗ U Bein cũng là điểm tham quan lý thú đối với bạn. Với chiều dài 2 km, đây là cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới, nối liền các thị trấn nhỏ ở Mandalay. Đi bộ trên cầu để ngắm nhìn hồ nước xanh biếc với những đàn cá đang bơi lội bên dưới hoặc chèo thuyền trên hồ và ngắm nhìn dòng người qua lại trên cầu là một trải nghiệm đáng nhớ dành cho bạn. Lưu ý nên đến đây vào lúc hoàng hôn.

Hồ Inle là một trong những niềm tự hào của đất nước Myanmar. Ảnh: Thiện Nguyễn 

Hồ Inle

Trong suy nghĩ của người dân Myanmar thì hồ Inle là nơi đẹp nhất thế giới. Hồ không quá sâu, mặt hồ rộng và phẳng lặng như một chiếc gương phản chiếu cảnh núi, đồi, mây, trời xung quanh. Tuyệt vời nhất là bạn có thể đi xe đạp đến thăm các ngôi làng nhỏ xung quanh hoặc ngồi xuồng ngắm nhìn vẻ đẹp của hồ và ghé thăm các đền chùa gần đó.

Bên cạnh đó, đến Myanmar bạn còn có thể khám phá thành phố cổ Mrauk U, thành phố Hpa An, bãi biển Ngapali và Ngwe Saung... với nhiều thắng cảnh, văn hóa và món ăn rất thú vị, hấp dẫn.


Chùa Núi Vàng - Golden Rock

Đến Myanmar, bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội đi lên đỉnh chùa Kyaiktiyo (hay còn gọi là chùa Núi Vàng - Golden Rock) để ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp từ trên đỉnh núi. Ngôi chùa này nổi tiếng bởi sự chênh vênh cũng như bề mặt dát vàng của mình. Tương truyền rằng, sỡ dĩ ngôi chùa vẫn đứng vững vàng trên vách núi là do được sợi tóc của Đức Phật giữ lại. Điều cần lưu ý là bạn nên mang các trang phục che kín vai và đầu gối khi lên đây, nó vừa thể hiện sự trang nghiêm vừa giúp bạn giữ ấm cho cơ thể khi mà nhiệt độ ở đây khá thấp.

7. Khám phá ẩm thực Myanmar

Thức ăn ở Myanmar rất phong phú và đa dạng. Trong bữa cơm hàng ngày của người dân ở đây thường có nhiều món khác nhau. Mỗi thành viên sẽ có một chén soup. Ngoài ra là các món như lephet-do còn gọi là xà lách lá trà, món ăn này được chế biến từ lá trà tươi trộn với bắp cải, hành tây, tỏi, lạc và các loại rau khác. Món mì Shan được chế biến từ trúng và các loại rau quả, nước sốt cũng đáng để bạn nếm thử. Món bánh parata được làm từ bột mì, trứng, đường... cũng không thể thiếu khi bạn dùng chùng với một tách trà ở đây. Ngoài ra, hải sản ở Myanmar cũng rất phong phú, tươi sống với mức giá khá bình dân.

Ẩm thực Myanmar với nhiều món ăn truyền thống như mì Shan, bánh parata... sẽ là một trải nghiệm thú vị dành cho bạn. Ảnh: Onourownpath. 

8. Mua sắm

Nổi tiếng nhất ở Myanmar là các loại đá quý, ngọc cẩm thạch với nhiều kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, nếu không phải là một người có kinh nghiệm thì bạn rất dễ mua lầm hàng giả. Bên cạnh đó, bạn có thể mua các vật dụng lưu niệm làm bằng tre, gỗ tếch, các bức tranh đá, tranh cát... với giá khá rẻ.

Dạo quanh các ngôi chợ ở Myanmar cũng là một điều lý thú dành cho bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một món hàng ưa thích ngay các sạp bán hàng rong trên vỉa hè, mặt đường... Tuy nhiên, bạn cần phải mặc cả nếu không muốn mua nhầm. Sân bay Yangon có cửa hàng miễn thuế nên bạn có thể mua nhiều vật dụng ở đây như bánh, kẹo, móc khóa, đồ đeo tay... với mức giá chỉ từ 1 đến 3 USD.

* Những lưu ý dành cho bạn khi tham quan Myanmar:

- Khi vào chùa hoặc vào nhà người dân, bạn luôn phải đi chân đất. Vì thế bạn cần sử dụng các loại dép, giày nhựa thông thoáng và nhẹ để tiện dụng cho việc di chuyển hoặc mang ra mang vào.

- Myanmar có thời tiết hai mùa mưa nắng rõ rệt nên các vật dụng như: mũ, ô, kem chống nắng, áo mưa là rất cần thiết, nhất là khi lên Golden Rock

- Bạn nên mang theo nhiều quần dài và không mặc váy ngắn.

- Người Myanmar thường hay ăn cay, nên nếu bạn không phải là một người thích ăn cay thì nên dặn phục vụ khi gọi món ăn. Nên yêu cầu không cay và thêm rau khi đi ăn.

- Khi mua sắm ở Myanmar, bên cạnh đồng kyat, tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn tiền đô (usd) để dễ dàng cho việc mua sắm của mình.

- Bạn nên đi theo tour, bạn có thể lựa chọn công ty chuyên hành hương, hoặc chúng tôi sẽ cùng đồng hành cùng bạn cho kỳ tham quan khám phá mới lạ này. Đây là một điều thuận lợi cho bạn khi mà không có nhiều người Myanmar nói tốt tiếng Anh.

(Trích từ Internet)

Lễ chùa tại Shwedagon (Myanmar)


Không có gà luộc, lợn quay. Không có tiền lẻ giắt đầy chân tượng phật. Không có chuyện đốt nghi ngút vàng mã. Cũng không có cảnh chen lấn, người sau chắp tay vái... lưng người đằng trước, rì rầm cầu lợi, cầu vinh... Đi lễ chùa ở đất Myanmar dường như có nhiều điểm khác bên mình. 


Chân trần cho lòng thảnh thơi

Nói Myanmar là đất nước của chùa chiền, không sai. Cho dù không ai mất công đi đếm - xem Thái Lan, Campuchia hay Myanmar - nơi nào nhiều chùa hơn cả. Thế nhưng, thái độ của người dân với nơi tôn nghiêm cũng là nét đặc biệt. Một cách tự giác, người dân Myanmar vào chùa hay vào những nơi được cho là linh thiêng đều ăn mặc nghiêm túc và bỏ dép ở ngoài, đi chân trần vào trong, bất kể thời tiết nóng lạnh, bất kể người vào viếng chùa là nguyên thủ quốc gia hay người hành khất. 

Hồi cuối năm 2012, ông Barack Obama trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ thăm Myanmar. Hình ảnh ông Obama cùng Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là bà Hillary Clinton đi chân trần viếng chùa Vàng Shwedagon được truyền thông thế giới đánh giá là dấu son trong quan hệ hai nước.

Lại nói về chùa Vàng Shwedagon nằm ở trung tâm Yangon, cách công trường đang xây dựng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Việt Nam) không xa. Đến Myanmar, không ghé chùa Vàng coi như chưa đến Myanmar. Chùa Vàng đúng là được dát bằng... vàng. 

Chùa Vàng Shwedagon cao 98 mét và người ta nói rằng, để chùa này rực rỡ đến thế thì tổng khối lượng vàng để dát là 60 tấn. Thế nhưng, chùa Vàng trở nên linh thiêng không phải vì vàng, mà còn vì là nơi lưu giữ 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.

Để giữ cho Shwedagon là duy nhất, khi xây dựng “bản sao” của chùa Vàng tại thủ đô mới Nay Pyi Taw (cách Yangon khoảng 400km), người ta đã làm ngọn tháp ở đây thấp hơn 3 mét so với chùa Vàng Shwedagon ở Yangon. Tới đây, người nước ngoài phải mua vé vào cửa, 8 USD/lượt. Nền Shwedagon rất sạch, tới mức, nếu mặc quần trắng, bạn có thể mạnh dạn ngồi lên bất cứ chỗ ngồi quy định nào. Shwedagon lúc nào cũng đông người viếng chùa, nhưng không hề lộn xộn. 

Đi rất nhẹ trên đôi chân trần, bạn sẽ cảm nhận sự sạch sẽ, mát nhẹ thấm dưới gan bàn chân. Lễ vật dâng cúng thật đơn giản: Chủ yếu là hoa: Lài, sen, cúc, hồng. Thỉnh thoảng, người ta cũng cúng bằng lễ vật rất tự nguyện: Chẳng hạn, một bát sen được dát bạc, dát vàng. Trong một số dịp quan trọng, người Myanmar còn hiến vàng và trang sức lên chùa để cầu sự bình an.
Du khách có thể tự hiến vàng bằng cách mua những lá vàng mỏng, diện tích chưa đến 4cm2, giá khoảng 500 kyat (10.000 đồng). Những lá vàng ấy, du khách có thể tự dát vào bất kỳ chỗ nào ở chùa Vàng để mong sự bình an.

Sống chậm, nhưng không tụt lại

Ở chùa Vàng Shwedagon tại Yangon hay trong những ngôi chùa nổi tiếng nằm trên đồi Sagaing - cố đô của Myanmar, cách Yangon 700 km - đều cảm nhận được sự thành kính. Đường lên đỉnh đồi Sagaing với hàng trăm ngôi chùa và học viện Phật Giáo. Nhưng chính ở những nơi con người tưởng chừng phải sống chậm, vẫn thấy mạch sống cuồn cuộn chảy: Bên này, các nữ tu áo hồng đang lúc tan học quây quanh một xe kem, bên kia là một đội bóng của các sư nam nhỏ tuổi say mê quần bóng.
Người Myanmar đến chùa cầu gì? Những đôi vợ chồng hiếm muộn mua những lá vàng dát lên tượng ở Shwedagon để mong sớm có con bồng bế. Hoặc đôi khi, gia đình có chuyện buồn thì lên chùa, ở đó đã có những nhà sư hiểu biết sẵn sàng chia sẻ...

Tôi hỏi một người bạn Myanmar rằng, ở đây, họ có cầu tài cầu lộc, cầu được lên chức to hơn, nhà nhiều tiền hơn? Anh bạn cười: “Người Myanmar tự nguyện hiến vàng và trang sức lên chùa chằng nhẽ để cầu sự giàu có? Chúng tôi tìm sự an lành, tìm sự tĩnh tâm để được nhận phúc đức. Sự bình an, tôi nghĩ còn quý hơn chức tước, tiền bạc...”.

Trở lại chùa Vàng Shwedagon, nhiều người sẽ khá ngạc nhiên khi thấy tại chùa có nhiều điểm truy cập internet miễn phí. “Wifi Chùa” theo đúng nghĩa. Lúc đầu cứ tưởng những điểm wifi là để cho du khách vào internet, đưa hình lên... facebook. Nhưng không, hình ảnh những nhà sư hý hoáy dùng smartphone không hiếm. Tuy vậy, wifi cũng không chỉ để sư dùng. 

Tôi mua một chuỗi vòng tay được kết bằng các loại hạt khô ngay tại cây cầu gỗ U Bein có tuổi đời 1.500 tuổi ở cố đô Mandalay. Cây cầu nổi tiếng với những chiều hoàng hôn đẹp nhất thế giới ấy mỗi ngày chứng kiến hàng ngàn nhà sư chân trần đi qua. Và thật kỳ lạ, chuỗi vòng được bán ở nơi thấm đẫm không khí Phật giáo khi về Việt Nam một vài hạt khô đã tách vỏ, nảy mầm...

Những điều thú vị ở Myanmar


Myanmar là một điểm đến cực kỳ thú vị đối với những ai yêu thích du lịch khám phá bởi lẽ đất nước này vẫn còn hoang sơ.

Đất nước của đạo Phật

Myanmar khác với Thái Lan và Campuchia vì không có tour du lịch giá rẻ, không có nhiều điểm vui chơi, giải trí đa dạng, do đó Myanmar chưa phải là điểm đến của nhiều du khách Việt Nam.

Chúng tôi đến sân bay quốc tế Yangon khi thành phố đã lên đèn. Thủ tục nhập cảnh và xuất cảnh tại sân bay quốc tế Yangon khá nhanh chóng.

Đường phố Yangon khá nhộn nhịp và gây tò mò cho những du khách đến từ Việt Nam. Tại Yangon, xe gắn máy không được phép lưu thông và xe ô tô tay lái nghịch nhưng lại đi bên phải giống như ở Việt Nam. Mấy ngày đi lại ở Yangon ít thấy kẹt xe cũng như rất hiếm gặp cảnh sát giao thông.

Yangon còn giữ nguyên lối kiến trúc từ thời thuộc địa Anh nên nhà cửa, biệt thự trông khá cũ kỹ, có lẽ do ít được đầu tư sửa chữa. Yangon không thơ mộng và lãng mạn như các thành phố du lịch khác, nhưng nét bình dị trên đường phố phần nào mang đến sự thân thiện cho mọi du khách.

Gác lại mọi vất vả sau hành trình kéo dài qua 2 chặng bay chúng tôi đã kịp đến viếng ngôi chùa Vàng nổi tiếng ở Yangon, có tên gọi là Shwedagon, xây dựng cách nay trên 2500 năm, được xem là ngôi chùa lộng lẫy và cổ kính nhất thế giới.

Một góc chùa Vàng.

Về đêm, khung cảnh chùa Vàng thêm rực rỡ với ánh sáng tỏa rộng từ tháp vàng và lung linh, huyền ảo giữa một không gian thanh tịnh. Mọi ưu tư, phiền muộn giữa đời thường như nhẹ nhàng tan biến khi vào viếng ngôi chùa Vàng linh thiêng này.

Chùa Vàng Shwedagon là biểu tượng chính của Yangon, nơi luu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca cùng với bộ cà sa, cây gậy của các vị Phật và 3 bộ tạng kinh. Được khởi công xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 6 và trải qua các thời kỳ khác nhau, đến thế kỷ thứ 15, chùa Shwedagon chính thức trở thành ngôi chùa hoành tráng nhất ở Myanmar với khoảng 80 tấn vàng được dát lên quanh tháp vàng sau nhiều thập niên.

Đường phố Yangon nhìn từ trên cao


Thức dậy từ sáng sớm, chúng tôi đã nghe tiếng chim hót líu lo trên các hàng cây xanh ven đường, âm thanh rộn rã này như đem đến cuộc sống tươi vui giữa khung cảnh thanh bình, yên ả. Lúc này là tháng 2, thời tiết còn mát dịu nên vào đầu buổi sáng Yangon chìm ngập trong sương mù bao phủ. Thói quen sinh hoạt của người dân Yangon là thức dậy muộn. Công sở chỉ bắt đầu hoạt động từ sau 9 giờ sáng cho nên đã hơn 7 giờ sáng nhưng đường phố vẫn còn vắng vẻ.

Ngồi uống cà phê ở tầng 20 tòa nhà Sky Bistro trên đường Bogyoke Aung San, chúng tôi nhìn bao quát một phần thành phố Yangon và thấy nổi bật những ngọn tháp vàng từ các ngôi chùa lớn. Myanmar có đến hàng ngàn ngôi chùa, đền xây dựng từ thế kỷ thứ 6 và được tôn tạo, giữ gìn cho đến ngày nay. Đặc trưng chung của các ngôi chùa tại xứ sở này là đều có đỉnh tháp vàng được dát bằng vàng lá, trong đó có phần cúng dường của người dân trong nước. Myanmar cũng được xem là đất Phật vì cả nước có khoảng 90% dân số theo đạo Phật.

Chùa Vàng- Shwedagon, một ngôi chùa nổi tiếng ở Yangon.


Chúng tôi viếng chùa Botahtaung đúng vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Bo có nghĩa là quân đội, tahtaung là số đếm 1000 của Myanmar. Xá lợi Phật được lưu giữ ở ngôi chùa này là do 1000 quân lính Myanmar đứng ra làm lễ tiếp đón. Nhiều người dân đến chùa liền bước vào bên trong, lần lượt xếp hàng gần vị trí thờ xá lợi Phật để cầu khấn một cách thành kính.

Gần trung tâm Yangon là chùa Sule, ngôi chùa có hơn 2500 năm đang lưu giữ xá lợi tóc Phật. Chùa Sule được người dân địa phương xem là nơi trấn yểm, bảo vệ sự an lành cho ngõ vào thành phố Yangon. Khi chúng tôi đến viếng chùa Sule đã thấy đông đảo Phật tử đến hành lễ, một số người nghiêm trang ngồi thiền hoặc đọc kinh trước các tượng Phật chung quanh bốn mặt chùa.



Thành phố cổ Bagan


Thành phố cổ Bagan, cách Yangon khoảng 600km. Xe bus từ Yangon về Bagan ghế ngồi sang trọng và rộng rãi không thua gì máy bay. Nhân viên phục vụ trên xe lịch sự và chu đáo. Xe ghé trạm dừng chân trên đường, có đến vài trăm đầu xe vào trạm để khách nghỉ ngơi, ăn uống nhẹ, nhưng tất cả đều diễn ra trong trật tự và vệ sinh, phong cách phục vụ ở đây hơn hẳn nước ta.

Một vài ngôi đền cổ xưa ở Bagan.


Bagan khá êm đềm, lặng lẽ, nhiệt độ bên ngoài khoảng 17 độ C. Giữa khung cảnh thanh vắng của buổi sáng tinh mơ, chợt nghe tiếng xe ngựa lóc cóc trên đường thật vui tai. Trên con đường nhỏ vừa đủ cho một làn xe hơi chạy, vài du khách “tây ba lô” đang rảo bước. Có lẽ, họ đi ngắm bình minh ở Bagan, một trải nghiệm thú vị mà du khách quốc tế đến Bagan đều không thể bỏ qua.

Theo lịch sử, Bagan có khoảng 4000 ngôi chùa cổ, nhưng hiện tại ước chừng còn khoảng 3000 ngôi chùa và đền, trong đó có những ngôi chùa độc đáo và đẹp nhất Myanmar. Thời tiết ở Myanmar khá lạ lùng, sáng sớm là 17 độ C, nhưng đến gần trưa, nhiệt độ lại lên cao khoảng 36 độ C.

Chúng tôi là những du khách đầu tiên trong ngày đến viếng đền Gawdaw Palin, ngôi đền trông quá cổ xưa và khá hoang vắng, được xem là một trong số các di sản văn hóa của Bagan.

Những con đường đầy bụi đỏ và ánh nắng chói chang dường như không làm nản lòng các du khách phương Tây khi họ được đạp xe rong ruổi khám phá vùng đất cổ xưa cùng những di tích đền đài quanh Bagan. Du khách còn có thể tận hưởng niềm vui khám phá của mình bằng xe ngựa, một phương tiện khá phổ biến ở thành phố cổ du lịch này.

Chùa Ananda (Bagan) là điểm tham quan thu hút nhiều du khách quốc tế.


Đến Bagan, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan chùa Shwezigon được xây dựng từ thế kỉ XI, là ngôi chùa Vàng đầu tiên của Bagan. Nếu như Shwezigon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Bagan thì chùa Ananda là ngôi chùa đẹp nhất Bagan, được xây dựng từ năm 1105 và hầu như vẫn giữ gìn được nguyên bản. Trong chùa có 4 tượng phật đứng khổng lồ bằng gỗ, cao hơn 9m được dát vàng lá. Anh chàng hướng dẫn viên địa phương tên là Aung dắt tay chúng tôi đi quanh 4 tượng Phật và giải thích về điểm đặc biệt ở ngôi chùa này, đó là nếu đứng ở các vị trí khác nhau thì mỗi gương mặt Phật có những nét biểu cảm khác nhau, từ tươi cười tới nghiêm nghị, trầm tư.

Không có thú vị và hấp dẫn nào bằng khi được ngắm hoàng hôn ở thành phố cổ Bagan trên một ngôi đền lớn. Vé vào đền Pyat That Gyl không rẻ chút nào, 15 đô la Mỹ cho một người vào tham quan. Khi chúng tôi đến nơi đã thấy nhiều du khách quốc tế có mặt từ trước và trên tay ai nấy đều sẵn sàng máy ảnh để ghi lại hình ảnh đẹp của thành phố cổ Bagan vào lúc chiều tà.

Khách du lịch phương tây ghi lại cảnh hoàng hôn ở Bagan. Ảnh: Vân Anh


Hồ Inle hoang sơ và trong lànhHồ Inle nằm ở miền trung Myanmar. Để vào được hồ Inle, tất cả du khách nước ngoài đều phải mua vé vào cổng giá 10 đô la Mỹ/người, đây là phí bảo vệ môi trường bắt buộc.

Người dân địa phương ví von hồ Inle là “ biển xanh vùng đồi núi của bang Shan”. Inle là hồ nước ngọt lớn thứ nhì ở Myanmar với diện tích lên đến 116km2, điểm sâu nhất là gân 4m và độ sâu trung bình của hồ là 1,5m.

Bình minh trên hồ Inle


Đời sống nguyên sơ thật sự có sức hấp dẫn du khách khắp nơi tìm đến thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ Inle. Đi đến giữa hồ, thuyền chở chúng tôi chạy chậm và dừng lại để mọi người có thể chụp ảnh người dân địa phương đánh bắt cá trên hồ, một hình ảnh đẹp được ngành du lịch Myanmar quảng bá trên các tấm thiệp. Du lịch trên hồ Inle cũng giống như du lịch trên sông nước ở Việt Nam, nhưng điểm khác nhau cơ bản ở hồ Inle là môi trường hoàn toàn sạch, không hề bị ô nhiễm.

Thuyền chầm chậm để khách nhìn ngắm hai bên bờ, nơi được xem là làng trồng rau xanh của người dân bản địa. Những khu vườn rau xanh giữa hồ được kết lại bằng rễ lục bình, tảo biển và sản xuất theo lối thủy canh, hoàn toàn không có thuốc trừ sâu.

Đánh bắt cá trên hồ Inle


Dân cư thưa thớt và tập trung quanh hồ bởi các làng nghề truyền thống. Chúng tôi đi tham quan làng nghề sen. Ở đây, người dân dệt vải từ nguyên liệu có một không hai trên thế giới, họ lấy tơ từ trong cọng sen để kéo sợi và dệt thành vải. Theo một tài liệu cho biết, cứ 8000 cọng sen sẽ dệt được một tấm vải ngang 0,6m và dài 2m với giá bán đến cả trăm đô la Mỹ.

Thêm một ngày tham quan hồ Inle, chúng tôi dành thời gian đi tìm hiểu và tiếp xúc với những phụ nữ của tộc người cổ dài Padaung. Đây là tộc người vẫn còn sinh sống tại khu vực sát biên giới Myanmar và Thái Lan. Chúng tôi chỉ gặp ba người phụ nữ cổ dài tại một làng nghề, trông họ sinh hoạt bình thường, không hề vướng víu. Họ vui vẻ và thân thiện, sẵn lòng chụp ảnh với các du khách, sau đó lại tiếp tục công việc kéo sợi, dệt vải.


Thiếu nữ Myanmar

Tác giả cùng ba phụ nữ bộ tộc Kazan.


Phụ nữ Myanmar ăn mặc giản dị và cách trang điểm khá đơn giản, hầu hết phụ nữ xứ này đều dùng bột bôi mặt thanakha, được mài ra từ cây cùng tên để dưỡng da và chống nắng. Thoạt đầu nhìn hơi lạ, nhưng suốt mấy ngày du lịch nơi này, chúng tôi lại xem đó là một nét duyên dáng, dễ thương của các cô gái Myanmar.

Quanh hồ Inle cũng có những ngôi chùa linh thiêng được xây cất từ nhiều thế kỷ trước. Đáng kể là chùa Phaung Daw Oo, điểm tập hợp sinh hoạt của cộng đồng dân cư quanh vùng của hồ Inle. Ngôi chùa này có 5 tượng Phật được dát vàng phủ kín mà người dân địa phương đều tỏ lòng thành kính khi đến viếng. Trong ngôi chùa này cũng trưng bày một số ảnh Tổng thống và các tướng lĩnh cao cấp Myanmar từng đến chùa hành lễ.


Một ngôi chùa soi bóng xuồng hồ Inle. Ảnh: Vân Anh


Myanmar có tổng diện tích 678 ngàn km2, lớn nhất ở Đông Nam Á và xếp thứ 40 trên thế giới về diện tích. Nhiều tiềm năng của Myanmar chưa được khai phá, trong tương lai gần đất nước này chắc chắn tiến xa hơn. Ấn tượng về Myanmar sau chuyến du lịch bụi của chúng tôi đó là những người dân hiền hòa, cởi mở. Trong mua bán, giao tiếp với du khách họ luôn giữ thái độ nhã nhặn, tươi cười cho dù khách chỉ hỏi giá để biết hoặc lục tung hàng hóa, rồi không mua món nào cả.

Chùa Vàng Shwedagon - nơi Phật tử hằng mơ ước

Chùa Vàng Shwedagon một trong 3 địa danh được cho là linh thiêng nhất của phật tử Myanmar: Chùa Vàng Shwedagon ở Yangon, Đỉnh Golden Rock ở Bago, Chùa Mahamuni ở Mandalay.

Lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất nước Myanmar (Burma (tiếng Pháp) cũ hay còn gọi là Miến Điện) khi đất nước này vẫn còn trong cảnh bao cấp, mới được chính phủ cho phép mở cửa ra thế giới. Myanmar lúc đó đang khá là bí ẩn và cực kỳ ít thông tin với những ai mong muốn tìm hiểu và đi du lịch nơi đây. 

Với diện tích 676.577 km, rộng gấp 3 lần Việt Nam và là quốc gia lớn thứ 2 của khu vực Đông Nam Á. Myanmar đang trở mình thức dậy sau một giấc ngủ dài hơn 20 năm bị cấm vận bởi Mỹ và Liên minh Châu Âu (1988).

Nhắc đến Myanmar hẳn mọi người sẽ nhắc đến một thời hoàng kim khi Myanmar tự hào là đất nước có U Thant là ngoại giao của Myanmar giữ chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong 10 năm từ 1961 - 1971 (Ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương tây nắm giữ vị trí này) . Đây cũng là một đất nước với nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là đá quý, kim cương tự nhiên với trữ lượng lớn, ngoài ra đất nước này còn có nguồn khoáng sản Dầu khí và trữ lượng Gỗ Tếch (mệnh danh là vàng trắng nhiều nhất thế giới ) .

Sau này tôi đã được trở lại du lịch Myanmar nhiều lần cùng các đoàn khách của công ty, nhưng mỗi lần trở lại tôi lại thấy một Myanmar mới mẻ hơn, nhiều đổi thay hàng ngày bên cạnh những nét truyền thống hàng ngàn năm vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn. Myanmar đang chuyển mình hàng ngày, hiện có rất nhiều nhà đầu tư các nước trong đó có nhiều người Việt vào đầu tư các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, ngân hàng, dịch vụ như Hoàng Anh Gia Lai, BIDV, bút bi Thiên Long....

Du khách đến Myanmar để tìm kiếm sự mới lạ, yên bình, các giá trị lịch sử và văn hóa còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, chưa chịu sự tác động lớn của nền kinh tế thị trường và du lịch Myanmar cơ bản hiện nay còn khá thiếu cơ sở vật chất như khách sạn, xe, hdv, dịch vụ đắt đỏ…Trong tương lai không xa hy vọng du lịch Myanmar sẽ nhanh chóng thay đổi để trở thành một điểm hút du khách quốc tế cũng như Việt Nam.

Trong hành trình tham quan đất nước Myanmar, quý khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi ở đâu bạn cũng bắt gặp các ngôi chùa với ngọn tháp dát vàng uy nghi cao vút hướng lên nền trời xanh, với 330.000 ngôi chùa, ngọn tháp, với trên 52 triệu dân thì đây là một con số khổng lồ mà có lẽ không đất nước nào có được.


Đến Myanmar, du khách không thể có bất cứ lý do nào mà không đến tham quan chùa Vàng Shwedagon nằm trong trung tâm thủ đô cũ Yangon (thủ đô mới dời về Nay Pyi Taw cách Yangon 400km). Chùa Shwedagon (Chùa Vàng) cao tính đến mái là 105m là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất của Myanmar được xây dựng vào thế kỷ thứ VI trên ngọn đồi Singuttara (truyền thuyết thì cho rằng ngôi chùa được xây dựng trước khi đức Phật qua đời – cách ngày nay 2500 năm - Tương truyền, lúc đó Ấn Độ đã bị mất mùa, nạn đói hoành hành, hai anh em Khoa Ca Đạt Phổ Đà người Myanmar chở một thuyền gạo đi cứu trợ. Khi họ từ Ấn Độ trở về, thỉnh được 8 sợi tóc của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, dưới sự giúp đỡ của vương triều họ đã lập nên ngôi bảo tháp Shwedagon và đem tóc Phật thờ trong tòa tháp này). Chùa có 4 cổng lên theo bốn hướng là Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi cổng được canh gác bởi 1 cặp tượng sư tử thần khổng lồ (chinthe). Ngôi chùa linh thiêng này được cho là đang giữ 4 vật báu của phật giáo: “8 sợi tóc của Phật tổ, mảnh áo của Phật Ca Diếp, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn và cái Lọc nước của Phật câu Na Hàm“. Chùa được dát hơn 60 tấn vàng và được đính lên khối lượng đá quý khổng lồ với 2317 viên ruby, hồng ngọc và nạm 5448 viên kim cương, đặc biệt trên đỉnh tháp còn được gắn 1 viên kim cương 76 cara.
Quá trình lịch sử ngôi chùa trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng do biến động của thiên nhiên (Trận động đất năm 1768 đã làm rơi một phần mái chùa) và chiến tranh (sự xâm lược và cướp phá của thực dân Bồ Đào Nha 1608, Thực dân Anh 1824…)


Ngôi chùa này còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước Myanmar, những sự kiện gần đây phải kể đến như cuộc diễu hành năm 1941 của tướng Aung San xuất phát từ chùa Shwedagon để đòi chính quyền Anh trao trả độc lập cho Myanmar. 42 năm sau cũng tại ngôi chùa Shwedagon này vào ngày 26/08/1988 con gái ông là bà Aung San Suu Kyi cũng đã tổ chức một buổi diễn thuyết cho hơn 500 nghìn người dân Myanmar kêu gọi dân chủ và phản phản đối chính quyền quân chủ đang cầm quyền. Gần đây nhất năm 2007 thì ngôi chùa là điểm xuất phát của đoàn diễu hành gồm 20.000 nhà sư Myanmar kêu gọi sự thay đổi của chính quyền Quân phiệt Myanmar. Ngôi chùa còn đánh dấu một sự kiện đặc biệt đó là chuyến viếng thăm lịch sử của tổng thống Mỹ Barak Obama - Vị tổng thống đầu tiên của Mỹ viếng thăm Myanmar vào ngày 19/11/2012. Đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình chuyển giao chế độ dân chủ của đất nước Myanmar.


Ở Myanmar, có điều đặc biệt khi chúng ta khám phá là Tên của người Myanmar không có Họ. Nếu không có Họ thì người ta sẽ làm sao để truyền thừa lại cho những thế hệ sau biết được huyết thống của mình ? Vậy tên của người Myanmar được đặt như nào ? Tên của họ đặt theo một cách truyền thống mang ý nghĩa “Tuần thời gian” với mỗi tuần có 7 ngày và mỗi ngày lại mang tên một con vật làm biểu tượng (chim, hổ, voi…) và họ quy định ai sinh vào buổi sáng sẽ mang tên theo ý nghĩa biểu tượng, hoặc liên quan đến con vật linh thiêng ấy nhưng là giống đực còn buổi chiều là giống cái vì vậy người dân Myanmar khi đến chùa vàng Shwedagon để làm lễ thì họ cũng sẽ đi lễ theo ngày sinh và họ tiến hành làm lễ cúng ở 7 vị trí được đặt tương ứng với 7 bồn nước (dùng để tắm cho tượng Phật tượng trưng cho mệnh của người ấy), ứng với 7 hành tinh và 7 ngày trong tuần.

Bạn nên đến chùa Shwedagon vào buổi chiều, khi ấy bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa với ánh vàng nhẹ trong ánh hoàng hôn rồi lại trở lên rực rỡ, lung linh trong ánh sáng của hàng chục ngọn đèn chiếu vào. Đây cũng là thời điểm bạn có thể nhìn ngắm những ánh sáng nhiều màu sắc của viên kim cương đặt trên đỉnh ngọn tháp từ một vị trí đặc biệt trong sân chùa. Khi kết thúc chuyến thăm quan ngôi chùa Shwedagon du khách thường được hướng dẫn viên đưa đến nghỉ ngơi dưới gốc cây Bồ đề linh thiêng của chùa, đến đây du khách hành hương ai cũng muốn mang về một chiếc lá của cây Bồ đề với mong muốn và hy vọng may mắn cho gia đình và người thân.


Công ty Du lịch Toàn Phát là công ty thường xuyên tổ chức lễ cầu an cho các đoàn du khách, doanh nhân Việt tại chùa vàng Shwedagon. Chương trình đặc biệt này kết hợp giữa du lịch và hành hương chiêm bái đất Phật Myanmar cho các đoàn khách có yêu cầu và mong muốn tổ chức lễ cầu an tại ngôi chùa thiêng liêng. Các thành viên trong đoàn sẽ được các cao tăng của chùa lập đàn và đọc kinh cầu mong an bình, mạnh khoẻ, may mắn.  Các chương trình du lịch ghép Myanmar của chúng tôi tổ chức liên tục khởi hành đưa khách du lịch Myanmar hàng tháng
Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức những tour đi về hướng biển, nghỉ dưỡng với những bờ biển trải dài còn hoang sơ nơi đất Phật.

Thông tin liên hệ: Toàn: 0909570957; toannguyen10@gmail.com

Myanmar thanh bình


Rời Myanmar, chúng tôi rất nhớ đất nước đẹp tươi, còn hoang sơ nhưng cực kỳ nồng hậu này. Lúc chia tay, chúng tôi liên tục nói rằng: 'Bọn tớ sẽ còn trở lại Myanmar'.

Mái chùa vàng lung linh trong đêm. 

Thực sự sau nhiều năm đóng cửa, Myanmar là một dấu hỏi lớn với cả thế giới. Thông tin về Myanmar chỉ là những bài báo ngắn gọn miêu tả như một "Việt Nam 30 năm về trước", một đất nước sùng đạo Phật và một đất nước của những ngôi chùa. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm sang Myanmar xem "thực hư họ ra sao".

Đất nước này mới bắt đầu mở cửa nhưng đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất nhiều. Các tập đoàn lớn cũng đang liên tục mở các nhà máy tại đây. Tuy nhiên, hiện tại, đất nước này vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Đi vào siêu thị - một cách đơn giản để quan sát nền kinh tế một nước, hầu hết các mặt hàng thiết yếu phải nhập khẩu, trong đó 70% là Thái Lan, 20% Malaysia, còn lại chưa đến 10% là hàng nội địa của Myanmar – chủ yếu là một số loại thực phẩm. 

Myanmar có rất nhiều khoáng sản, đặc biệt là vàng. Thế nên đất nước này mới là xứ sở chùa Vàng. Mọi người vẫn gọi Thái là xứ sở chùa vàng, nhưng chắc chắn sẽ thay đổi quan điểm hoàn toàn khi đến Myanmar. Myanmar có rất nhiều chùa lớn được phủ vàng trên phần mái vòm khổng lồ. Điển hình nhất như chùa vàng Shwedagon, tổng lượng vàng dát lên chùa ước tính xấp xỉ 6 tấn.

Myanmar vẫn là một đất nước phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, mà sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là các loại đậu. Các món ăn truyền thống của Myanmar, món nào cũng có đậu, đặc biệt là đậu tương. Đất tại đây khô cằn nên sản lượng gạo không cao. Hầu hết gạo phải nhập khẩu tại Thái Lan. Thế nên gạo ở đây khá đắt. Chúng tôi đi ăn cơm ngoài hàng bình dân, gọi thêm bát cơm bằng lưng bát cơm ở nhà, mất thêm khoảng hơn 12.000 VND.

Thế giới đã quá quen biết với Angkor Wat, với Taj Mahal, chắc chắn sẽ tò mò với Shwedagon và với một Bagan hàng ngàn chùa tháp. Điểm tôi yêu thích nhất ở Myanmar – mà sợ rằng sau này sẽ không còn được như thế nữa – đó là sự hoang sơ, sự nguyên bản, sự chất phác ở con người, nơi tôi đi được thực sự sống trong văn hóa Myanmar, chứ không phải là trong một ngành công nghiệp du lịch bài bản và chuyên nghiệp.

Hiện tại, tại Myanmar thể hiện rất rõ sự kết hợp của nét truyền thống và sự hiện đại phương tây . Đó là những người đàn ông ngồi quán café bán đồ ăn nhanh, tay cầm di động nhưng vẫn mặc Longyi (váy cuốn truyền thống), miệng nhai trầu. Là những bản nhạc phương Tây được lồng tiếng Miến hát ầm ĩ khắp nơi.

Giao thông trật tự, lịch sự, sạch sẽ. 

Tôi hệ thống đường xá cũng đã được đầu tư xây dựng. Lúc đi xe từ Yangon đến Bagan, cả đường thẳng tắp 4 làn xe chỉ có một mình xe tôi băng băng thẳng tiến. Các trạm dừng chân giữa đường là những bãi đậu xe rất lớn, sạch sẽ, lịch sự với một số nhà hàng tập trung. Đến nhà vệ sinh cũng rất sạch sẽ văn minh chứ không phải nhăn mũi, nhắm mắt mà vào như Việt Nam.

Con người ở đây cực kì thân thiện. Họ luôn tươi cười, nhiệt tình giúp đỡ mỗi khi mình cần. Ví dụ như anh lái taxi, tôi bắt taxi ra trung tâm, lái xe đòi 2.500 Kyat. Tôi mặc cả còn 2.000 Kyat. Anh bảo giá đấy không đi được, bắt tôi tìm xe khác đi rồi… ra đường bắt xe taxi khác cho tôi. Đi đến các địa điểm, người dân vẫn hỏi thăm vui vẻ, thậm chí có cô còn ra nhiệt tình dạy tôi nói tiếng Miến. Chưa bao giờ tôi đi du lịch mà cảm thấy con người chân thật, thân thiện đến như thế.


Những người dân thân thiện và cởi mở, bạn có thể bắt gặp hình ảnh này khắp đất nước Myanmar. 

Một phần nữa khiến tôi hơi ngạc nhiên là nhiều dân Myanmar nhìn chung biết tiếng Anh. Đi đường, tôi có thể dễ dàng hỏi đường, hỏi thăm mọi người bằng những câu đơn giản, không giống như Thái Lan – một đất nước phát triển hơn, tuy nhiên đi đường tôi rất vất vả để hỏi đường. Có thể lý do một phần là Myanmar đã từng là thuộc địa của Anh. Tôi đã hỏi thăm các bạn Myanmar là các bạn học tiếng Anh từ bao giờ, thì nhận được câu trả lời từ mẫu giáo bắt đầu có tiếp xúc tiếng Anh và bắt đầu đi học thì bắt buộc phải học tiếng Anh.

Hành trình của tôi tại Myanmar hơi ngắn nên chỉ đi được Bagan và Yangon. 

Không gian cổ kính và thanh bình. 

Bagan có rất nhiều chùa với hơn 1.000 ngôi chùa lớn nhỏ. Trước kia nơi đây có khoảng 4.000 ngôi chùa nhưng do động đất bị hư hại nhiều. Chùa dạng tháp kiểu như Chămpa do ảnh hưởng của Ấn Độ. Điểm đặc biệt là chùa 4 hướng đều có 4 tượng phật lớn, do trong niềm tin của người Myanmar có 5 vị phật, trong đó 4 vị đã về cõi Niết Bàn, còn lại một vị vẫn trong thế giới này. Mỗi ngôi chùa lại mang một nét kiến trúc khác nhau rất đa dạng. Mỗi ngôi chùa tôi đến là lại mỗi lần tôi trầm trồ ngạc nhiên.

Tôi cũng như người Myanmar đi đất vào chùa (bắt buộc), bôi bột làm từ một thân cây gì đó lên mặt để chống nắng, gập người vái lạy đức Phật. Đến chiều, cùng các bạn, tôi cũng đạp xe ra bờ sông, đứng dưới chân một ngọn tháp để ngắm hoàng hôn. Gió thổi lồng lộng, trước mặt là mặt sông mênh mông, ánh nắng rải xuống ngọn tháp vàng. Một khung cảnh lãng mạng, mơ mộng và phóng khoáng.

TP Yangon trông vẫn cũ và hơi bẩn. Các gia đình hầu như sống trong các căn hộ tập thể kiểu cũ như Trung Tự, Kim Liên của Hà Nội hồi trước. Bên cạnh đó tôi cũng đã thấy những khu như khu chung cư cao cấp, với sân vườn và bảo vệ riêng, và một số khu villa sang trọng (ở ngoài rìa thành phố) giống như các khu villa tại các khu đô thị xịn ở Việt Nam. Nhiều ngôi nhà và công trình vẫn mang đậm kiến trúc thực dân Anh. Trên đường là dày đặc ô tô cả cũ và mới (do tại Yangon cấm đi xe máy). Tại đây, chúng tôi đi thăm 3 nơi chính: chùa Sule (tại trung tâm thành phố) và khu quảng trường xung quanh; công viên với hồ nước và những cây cầu từ thời thực dân Anh và chùa Shwedagon. Nhưng ấn tượng nhất là chùa vàng Shwedagon. 

Một ngôi chùa vàng ở Bagan - tượng trưng cho hình ảnh văn hóa của đất nước Myanmar. 

Các bạn thử tượng tượng trong một tối tại đất nước Myanmar, chúng tôi được đi bộ trong một khu vực rộng như quảng trường, giữa hàng ngàn tháp vàng lấp lánh, giữa hàng trăm người dân Myanmar đang kính cẩn làm lễ, cầu nguyện và vái lậy các đức Phật, được bước chân lên những viên gạch hoa văn viền vàng sáng lóa, giữa mùi hương thơm của các loại hoa được dâng lên bàn thờ, giữa gió mát lồng lộng và trong âm thanh leng keng của hàng ngàn chiếc chuông vàng được treo trên các đỉnh chùa. Trong không gian kỳ ảo và linh thiêng ấy, chúng tôi được các bạn Myanmar về lịch sử của ngôi chùa, về hàng trăm sự tích của chùa. Mỗi ngọn tháp lại mang một huyền thoại, một sự tích riêng.

Tại Yangon, chúng tôi ở trong một nhà nghỉ nhỏ – được đánh giá khá cao trên khắp các diễn đàn du lịch trên thế giới. Nhân viên ở đây rất nhiệt tình, luôn luôn hỏi thăm, nói chuyện và tươi cười với chúng tôi. Tôi đến Yangon vào nửa đêm hôm trước mà vẫn được thu xếp một phòng trước để ngủ mà không mất tiền. Lý do mà chúng tôi rất thích ở các hostel – bên cạnh vấn đề chi phí, đó là việc bạn có thể thoải mái tán chuyện với tất cả nhân viên, được ngồi đu đưa ở khoảng sảnh rôm rả bắt chuyện và tán chuyện với tất cả những vị khách cũng ở đấy, làm quen với bao nhiêu người bạn, được mọi người hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và nhiều khi cùng nhau tham gia luôn một số hành trình cùng nhau. Cảm giác như được sống giữa một gia đình nhỏ trong vòng mấy ngày vậy.