-->

Thư viện hình ảnh

Cẩm nang du lịch Đài Loan

Đài Loan là một hòn đảo xinh đẹp nằm ở khu vực Đông Á, cách Trung Quốc Đại lục hơn 100 km bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan còn có tên khác là llha Formosa, có nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp”. Đài Loan thật sự nhỏ bé với chiều dài 394 km và chiều rộng chỉ vỏn vẹn 144 km. Đường xá được làm rất tốt, thế nên nhiều người thậm chí có thể vi vu vòng quanh Đài Loan trong vòng 2 ngày. Các biển chỉ đường đều rất rõ ràng, ghi bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung, vì vậy rất thuận tiện cho du khách không biết tiếng Trung.

Một góc khu phố hiện đại tại Đài Bắc.

Thời điểm lý tưởng đến Đài Loan 

Đài Loan có khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao. Mùa hè thường rất nóng trong khi mùa đông ở những vùng núi cao luôn có tuyết rơi. Tuy nhiên càng về phía Nam thì thời tiết càng dễ chịu hơn. Thời gian tốt nhất để đến Đài Loan là từ tháng 9 đến 11, khí hậu mát mẻ, khô ráo và tháng 2 đến 4, thời tiết cũng khô ráo, hoa nở tưng bừng. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 là thời gian lý tưởng để đi dọc bờ biển phía Đông, biển và trời xanh cứ gọi là nghiêng ngả, nhưng đây cũng là thời gian bão hay tấn công nhất.

Thời gian ở Đài Loan 

Chỉ cần từ 7 đến 10 ngày là bạn có thể khám phá được hầu hết những nơi cần phải đến ở Đài Loan, tuy nhiên tùy thuộc vào thời gian và điều kiện kinh tế bạn có thể lựa chọn lịch trình phù hợp. Hai thành phố lớn nhất Đài Loan là Đài Bắc và Cao Hùng. Từ hai thành phố này bạn dễ dàng đi tới những nơi khác.

Làm visa Đài Loan 

Có 3 trường hợp sau:

1. Trường hợp 1: có visa hoặc permanent residence card còn hiệu lực của các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, khối Schengen, Australia, New Zealand, Nhật Bản thì chỉ cần vào trang web https://oa1.immigration.gov.tw/nia_southeast/ để đăng ký nhận giấy chứng nhận.

2. Trường hợp 2: có visa của những nước Mỹ, Canada, Anh, khối Schengen, Australia, New Zealand, Nhật Bản nhưng visa đã hết hạn thì vào bạn vào trang web https://visawebapp.boca.gov.twđiền form đăng ký và đóng phí. Giấy tờ yêu cầu là hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kèm theo visa các nước kể trên, hình 4x6 phông trắng.

3. Trường hợp 3: không có visa nào của các nước tiên tiến liệt kê ở trên thì phải làm giống như trường hợp 2 và phải chứng minh: Tài chính: sổ tiết kiệm tối thiểu 5.000 USD đã gửi ít nhất 6 tháng, giấy tờ nhà đất, kinh doanh cá nhân; Nếu làm công ty thì phải có hợp đồng lao động, quyết định cho nghỉ phép đi chơi (tất cả đều phải có chữ ký và đóng dấu); CMND, hộ khẩu, vé máy bay 2 chiều.

Tháp Taipei 101

Vé máy bay

Từ Việt Nam có 6 hãng đi Đài Loan là: Vietjet Air, Eva Air, China Airlines, Mandarin Airlines, Vietnam Airlines và Uni Air. Giá cả tùy từng hãng, tùy từng đợt khuyến mại. Nên nếu có kế hoạch đi chơi thì nên canh vé rẻ thường xuyên. 

Phương tiện đi lại

Các phương tiện công cộng ở Đài Loan rất phát triển và sạch sẽ. Tàu điện ngầm di chuyển tới hầu hết các địa điểm tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí. Hệ thống xe bus, tàu cao tốc di chuyển giữa các thành phố cũng rất tiện lợi và khoa học. Xe máy và xe đạp rất phổ biến. Thậm chí Đài Loan được coi là “country of scooter”. Vì thế nếu có nhiều thời gian, thích nhất là thuê một chiếc scooter chạy khắp Đài Loan để khám phá từng địa điểm, ngóc ngách.

Địa điểm đi chơi

Ở Đài Bắc bạn có thể lấy bản đồ, khoanh những điểm du lịch nổi tiếng để bố trí di chuyển hợp lý trong từng ngày. Những điểm không thể bỏ qua khi tới đây là: Bảo tàng cố cung, nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch, chùa Long Sơn cổ kính và uy nghiêm, Tháp 101, các chợ đêm nổi tiếng như Shilin, Dansui, Shengkeng, đi thưởng thức trà ở núi Maokong. Xung quanh Đài bắc thì có Jiufen, Jinguanshi, công viên quốc gia Yangmingshan, tắm suối nước nóng Beitou. Xa hơn thì đi hẻm núi Taroko, Đài Trung - Puli - Sun Moon Lake hoặc Alishan - Đài Nam - Kao Hùng - Kenting.

Măng luộc và đậu hũ thối, món ăn phổ biến ở Đài Loan.

Ẩm thực

Ẩm thực ở Đài Loan rất phong phú và ngon, bổ, rẻ. Nếu đồ ăn ở Trung Quốc Đại lục quá cay, nhiều dầu mỡ khiến bạn bị ngấy thì đồ ăn ở Đài Loan nhạt hơn, ít dầu mỡ và rất thanh. Bạn có thể thưởng thức rất nhiều món như mỳ bò, bánh tiêu, Tian Bu La, xôi ống, đậu hũ thối…. Đài Loan rất nổi tiếng với món trà sữa với rất nhiều mùi vị khác nhau. Ở Việt Nam cũng có trà sữa nhưng uống ở Đài Loan, bạn sẽ thấy một sự khác biệt rõ ràng.

Đài Loan tuy là một vùng lãnh thổ có diện tích không lớn, nhưng có rất nhiều địa điểm đẹp và hấp dẫn cả khách du lịch cao cấp và dân bụi (backpacker). Và hãy đến Đài Loan để xem vì sao người Bồ Đào Nha lại gọi hòn đảo này là llha Formosa nhé.

Xem thêm hình ảnh về Đài Loan

Phố cổ Đạm Thủy.

Chùa Long Sơn.






Nhà ga chính thành phố Đài Bắc.

Nơi làm việc của Chính quyền Đài Loan.






Kẹo đường

Bờ biển Đạm Thủy.

Chợ đêm Sĩ Lâm.





Bảng giá vé tham quan toàn quốc



1. Vịnh Hạ Long: 


- Tham quan chung:
+ 120.000đ/người: Chỉ bao gồm tham quan chung trên Vịnh, không được dừng chân điểm nào.
+ 30.000đ/điểm: Tham quan 01 trong các điểm du lịch: Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn, hang Ba Hang; Hang Luồn; hang Tiên Ông; Hang Cỏ; Hang Thầy; Hang Cặp La.
+ 50.000đ/điểm: Tham quan 01 trong các điểm du lịch: động Thiên Cung; Hang Đầu Gỗ; Hang Sửng Sốt; Bãi tắm Titốp; động Mê Cung.
- Đảo Tuần Châu khách lẻ: 300.0000đ/người (ĐV lữ hành đặt trước giảm 10%)
- Cáp Treo Yên Tử Khứ Hồi 2 chặng: 280.000đ/người. 200.000đ/trẻ em.
- Cáp Treo Yên Tử Khứ Hồi 1 chặng: 180.000đ/người. 120.000đ/trẻ em.
- Cáp Treo Yên Tử Một chiều 1 chặng: 100.000đ/người. 80.000đ/trẻ em.
- Vịnh Lan Hạ: 30.000 đ/người - Tắm đảo Khỉ: 10.000 đ/người (bãi Monkey Island Resort miễn phí).
- Rừng QG Cát Bà: 40,000 vnd/ người.

2. Lào Cai:
- Hàm Rồng: 70.000 đồng/NL. 20.000 đồng/trẻ em.
- Bản Cát Cát: 50.000 đồng/người
- Thác Bạc: 10.000 đồng/người.
- Trạm Tôn - Thác Tình Yêu: 45.000 đồng/người.
- Tả Phìn: 20.000 đồng/ người.
- Tả Van: 40.000 đồng/ người.
- Bản Hồ: 15.000 đồng/ người
- Tuyến Sapa - Lao Chải - Tả Van - Thanh Phú - Nậm Sài - Nậm Cang - Sapa: 50.000 đồng/người.
- Xuất nhập cảnh Hà Khẩu: 230.000 đồng/ người/ 
- Xuất cảnh: Từ 1/1/2014 Sổ xuất cảnh làm sổ nâu như hộ chiếu, không làm sổ xanh như trước, Giá 230.000đ
(Chi phí này chỉ bao gồm chi phí xuất nhập cảnh).
Phương án thay thế: Taxi hoặc xe đạp đôi.
- Taxi 4 chỗ: Giá 6 tệ/lượt từ cửa khẩu bên ngoài vào cửa khẩu bên trong, chiều ngược lại giá tương tự.
- Xe đạp đôi: Giá 50.000đ/2 tiếng + phát sinh 1 tiếng tính 10.000đ.

3. Hòa Bình: 
- Thủy Điện Hòa Bình: 30.000 VNĐ/ người.
- Suối khoáng Kim Bôi: 65.000 VNĐ/ người (Mùa đông 50.000 tắm bể 01).
- Động Đầm Đa và Chùa Tiên: 15.000 VNĐ/ người.

4. Điện Biên - Mộc Châu:


- Đồi A1: 15.000 đồng/ người.
- Thăm quan di tích Hầm De Castries: 15.000 đồng/người. 
- Bảo tàng ĐBP Và nghĩa trang liệt sĩ đồi A1: 15.000 đồng/người.
- Thăm quan Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Mường Phăng: 15.000 đồng/người.

5. Sơn La:
- Nhà tù: 30.000 đ

6. Mộc Châu:


- Thác Dải Yếm: 5,000 đồng/người.
- Hang dơi: 5,000 đồng/người.

7. Tuyên Quang:
- ATK Tân Trào: 20.000 đồng/người.

8. Bắc Kạn:


- Vé thăm quan VQG Ba Bể: 25,000 đồng/người.
- Thuyền thăm quan: 500,000vnd/thuyền 12người.

9. Hà Giang:
- Dinh vua Mèo: 20.000 đồng/người.
- Cột cờ Lũng Cú: 20.000đ/người.
- Nhà của Pao: 10.000đ/người.

10. Cao Bằng


- Thác Bản Giốc 25.000đ/người, 10,000 đồng/trẻ em. 
- Động Ngườm Ngao 30.000 đồng/người, 15,000 đồng/trẻ em. 
- Vé thăm quan Pắc Bó 25,000 đồng/người, 5.000 đồng/trẻ em. 

11. Lạng Sơn: 
- Nhị Thanh: 20.000 đồng/người.
- Tam Thanh: 20.000 đồng/người.

12. Bắc Giang:
- Suối Mỡ: 5.000 đồng/người.
- Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đa (không mất vé).

13. Ninh Bình: 


- Vân Long: 50.000 đồng/ người.
- Tràng An: 150.000 đồng/ người lớn. ( Giá vé tràng an đã tăng từ 150.000₫/người lớn lên 200.000₫/người - Vé trẻ em từ 80.000₫/người thành 100.000₫/người - Giá vé áp dụng từ ngày 1/4/2016 )
- Đền Đinh Lê: 20.000/ người.
- Cúc Phương: 40.000 đồng/ người.
- Tam Cốc: 120.000 đồng/ người, TRẺ EM 60.000. 
- Đò Tam Cốc: 150.000 đồng / thuyền (VN tối đa 4 pax, Nước ngoài 2 pax).
- Khoáng Kênh Gà: 100.000 đồng/ người lớn, 50,000 đồng/ trẻ em.
- Vườn chim Thung Nham: 100.000 đ/người

14. Thái Nguyên: 
- Hồ Núi Cốc: 120.000 đồng/ người lớn, 20.000 đồng/ trẻ em.
- Tắm Công viên nước: 30.000 đồng/ người.
- Thuyền: 25k/ người.
- Động huyền thoại cung, động ba cây thông, động thế giới cổ tích: 10.000 đồng/ người.

15. Hà Nội:


- Hoàng Thành Thăng Long 30.000 đồng/ người lớn.
- Văn Miếu Quốc tử Giám 30.000 đồng/ người lớn.
- Đền Quán Thánh 10.000 đồng/ người lớn.
- Đền Ngọc Sơn 30.000 đồng/ người lớn.
- Nhà tù Hỏa Lò 30.000 đồng/ người lớn.
- Bảo Tàng Hồ Chí Minh 15.000 đồng/ người lớn.
- Bảo Tàng Mỹ Thuật 20.000 đồng/ người lớn.
- Bảo Tàng Dân tộc Học 40.000 đồng/ người lớn.
- Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN 30.000 đồng/ người lớn.
- Bảo tàng Lịch sử VN 20.000 đồng/ người lớn.
- Rối nước Thăng Long 60.000 - 100.000 đồng tùy vị trí.
- Giá vé tham quan Chùa Hương + bảo hiểm: 50.000đ/ vé. 
- Giá thuyền đò: 35.000đ/ vé khứ hồi.
- Giá thuyền chất lượng cao: 40.000đ/ vé khứ hồi.
- Vé tham quan bổ sung tại chân núi Hương Sơn: 85.000đ/ vé.
- Cáp treo trẻ em (dưới 1m2):+ 90.000đ / vé khứ hồi+ 60.000đ / vé 1 chiều (17h dừng bán vé!).
- Vườn Quốc Gia Ba Vì 40.000 đồng/ người lớn. 
- Ao Vua 120.000 đồng.
- Thiên Sơn - Suối Ngà: 150.000 đồng/ người (6t trở lên bằng người lớn, dưới 6t free)
- Đầm Long 100.000 đồng.
- CV Thủ Lệ Người Lớn 10.000 đồng - Trẻ em: 2.000 đồng.
- khu di tích Cổ Loa 10.000 đồng/lượt/khách;
- Chùa Tây Phương 10.000 đồng/lượt/khách; 
- Chùa Thầy 15.000 đồng/lượt/khách; 
- Làng cổ Đường Lâm với người lớn 20.000 đồng/lượt/khách, còn trẻ em 10.000 đồng/lượt/khách; 
- Chùa Hương với người lớn 49.000 đồng/lượt/khách, còn trẻ em 24.000 đồng/lượt/khách

16. Phú Thọ.
- Đền Hùng: 10.000 VNĐ.

17. Tam Đảo.


- Cáp treo Tây Thiên: 200,000 VNĐ người lớn, trẻ em 140.000 VNĐ.
- Xe điện 40.000 VNĐ.

18. Quảng Bình: 
Động Phong Nha (ướt): 150.000 đồng/ người lớn và trẻ em cao trên 1,3 mét . trẻ em dưới 1,3 mét miễn phí
- Động Tiên Sơn: 80.000 đồng/ người lớn và trẻ em cao trên 1,3 mét; trẻ em dưới 1,3 mét miễn phí
- Động Thiên Đường: 250.000 đồng/ người lớn, 125.000 đồng/ trẻ em. Xe điện 25.000đ/k. (
- Thuyền thăm quan 1 động Phong Nha từ 1 - 14 người: 360.000 đồng/
- Thuyền tham quan 2 động: 400.000 đồng/ 2 hang động/
(Tính bình quân 10 người/ thuyền thì chi phí tham quan động Phong Nha khoảng 180.000đ/khách, Tiên Sơn 120.000đ/khách)

- Suối Nước Moọc:+ Cao từ 1,3m trở lên: 80.000đ/lượt+ Cao dưới 1,3m: miễn vé tham quan- Giá vé Động Thiên Đường 2015: 250.000đ/lượt (chưa bao gồm xe điện)"

19. Quảng Trị: 
- Thành cổ Quảng Trị: 350.000 đồng/ đoàn (Hương + Hoa).
- Nghĩa Trang Trường Sơn: 200.000 đồng/ đoàn (Hương + Hoa).
- Nhà tù Lao Bảo: 20.000 đồng/ người.
- Khu di tích đôi bờ Hiền Lương: 40.000 đồng/ người lớn, 10.000 đồng/ trẻ em.
- Sân bay Tà Cơn: 20.000 đồng/ người lớn, 5,000 đồng/trẻ em.
- Địa đạo Vĩnh Mốc: 40.000 đồng/ người.

20. Huế:


- Hoàng Cung Huế (Đại Nội - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế); 150.000đ/lượt
- Lăng Minh Mạng/ Tự Đức/ Khải Định: 100.000đ/lượt
- Lăng Gia Long/ Thiệu Trị/ Đồng Khánh/ điện Hòn Chén: 40.000đ/lượt
- Cung An Định/ đàn Nam Giao: 20.000đ/lượt
Đối với trẻ em (từ 7 – 12 tuổi):
- Hoàng Cung Huế là 30.000đ/lượt
- Lăng Tự Đức/ Khải Định/ Minh Mạng: 20.000đ/lượt
Giá vé gộp theo tuyến tham quan:
- Tuyến 03 điểm (Hoàng Cung Huế - Minh Mạng - Khải Định): 280.000đ/ người lớn & trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 55.000đ/lượt
- Tuyến 04 điểm (Hoàng Cung Huế - Minh Mạng – Tự Đức - Khải Định): 360.000đ & trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 70.000đ/lượt

• Giá vé áp dụng chung cho người Việt Nam & nước ngoài.

- Miễn phí tham quan đối với các ngày lễ, tết; đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; trẻ em từ 6 tuổi trở xuống; học sinh các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tham quan ngoại khóa hàng năm có đăng ký với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế, khách đặc biệt có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 
- Giảm 20%, 50% phí tham quan đối với các trường hợp là thân nhân liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người cao tuổi...

21. Đà Nẵng: 

- Cáp treo Bà Nà: 550.000 đồng/ người lớn. 450.000 đồng/ trẻ em. 350.000 đồng/ NL ĐÀ NẴNG; 250.000 đồng/ TE ĐÀ NẴNG 
- Tham quan hầm rượu tại Bà Nà 50.000 đồng/ người. Bảo tàng sáp: 100.000 VNĐ; Tàu hỏa leo núi: 70.000 VNĐ
- Ngũ hành Sơn: 15.000 đồng/ người. 
- Động Âm phủ: 15.000 đồng/ người.
- Thang máy 1 chiều : 15.000 đồng/ người.
- Hội An: 80.000 đồng/ người (từ 1/7/2013). 120.000/ khách quốc tế.
- Làng gốm thanh hà - Hội An: 25.000 VNĐ/ người.
- Làng rau trà quế: 20.000 VNĐ/ người.
- Bảo tàng Đà Năng: 20.000 VNĐ/NG
- Mỹ Sơn: 60.000 VNĐ/ người VN, khách nước ngoài 100k. (từ 1.1.2016 Pax VN 100k, Pax nước ngoài 150k)
- Bảo Tàng điêu khắc Champa : 40.000 VNĐ/ người.

22. Bình Định: 
- KDL Hầm Hô: Vé vào cổng/20.000đ - tiền vệ sinh 10.000đ. Đi thuyền: 100.000đ/1 thuyền 4 khách; trên 4 người: 25.000đ/người/lượt
- Đi xe trung chuyển đến nhà hàng cách 700m: 50.000đ/chuyến (tối thiểu 10 người); trên 10 người tính 5.000đ/người/lượt.
- Bảo tàng Quang Trung: Vé vào cổng: 15.000đ; Vé xem nhạc võ: 20.000đ/người (đoàn từ 20 khách trở lên); 400.000đ/suất diễn (đoàn dưới 20 khách).
- Tháp Chăm: 8.000đ/người/Tháp Đôi - 7.000đ/người/Tháp Bánh Ít.
- Khu Du lịch Gềnh Ráng: Vé vào cổng 0đ/người.
- Vé Trại Phong Quy Hòa: Vé vào cổng 7.000đ/người) Vé Bãi Bàu: 10.000đ/người.

23. Nha Trang:


- Cáp Vinpearland: 600.000 đồng/ người lớn, 500.000 đồng/ trẻ em từ 1 - 1,4 m.
- Hồ cá Trí Nguyên: 90.000 đồng/ người lớn, 45.000 đồng/ trẻ em.
- Tắm Bùn Tại Tháp Bà: 150.000đ/ 01 khách người lớn, 70.000đ/ 01 khách trẻ em (Vé tắm tập thể)
- Hòn Tằm trọn gói: 600.000 đồng/ người lớn, 420.000 đồng/trẻ em, nếu tự đi tàu đến và mua vé vào cổng thì giá 220.000 đồng/người lớn, 150.000 đồng/trẻ em
- Viện Hải Dương học: 30.000 đồng/ người.
- Tháp Bà Ponagar: 22,000 đồng/người. 
- Hòn chồng: 22,000 đồng/người. 
- Hòn Tằm (thuyền kazak + 20 trái golf): 120.000 đồng/ người. 
- Diamon Bay - Wonder park 35.000 đồng/ người.
- Hòn Mun 22.000 đồng/ người - Chỉ cần thuyền vào vùng lõi của Hòn Mun (không biết là bạn đi lạc...hoặc có lên đảo hay không thì vẫn bị thu vé 22k/người lớn, 12k/trẻ em, trong trường hợp tàu của bạn không lên đảo nhưng khách nhảy xuống biển tắm trong vùng lõi của Hòn Mun, tính từ mép đảo ra biển 300m thì thu 66k/khách.
- Bãi Tranh 30.000 đồng/ người.
- Bãi MiNi 80.000 đồng/ người.
- Con Sẻ Tre 30.000 đồng/ người.
- Hòn Lao (Đảo Khỉ) 120.000 đồng/ người.
- Suối Hoa Lan 140.000 đồng/ người.
- Dốc Lết 20.000 đồng/ người.
- Yang bay 100,000 đồng/người lớn - 70,000 đồng/ trẻ em
- Waterland Thạch Lâm 30,000 đồng/người.
- Dốc Lết 20,000 đồng/ người.
- White Sand Dốc Lếch: 40.000 đồng/ người.

24. Đà Lạt 


- Thác Prenn: 30.000 đồng/ người lớn. 10.000 đồng/ trẻ em.
- Thác Datanla: 20.000 đồng/ người.
- Máng Trượt Datanla Khứ Hồi 50.000 đồng/ người, trẻ em: 25.000đ.
- Máng Trượt Datanla 1 chiều 35.000 đồng/ người.
- Hồ than thở 20.000 đồng/ người.
- Dambri 50.000 đồng/ người (đặt ăn giảm 30% giá vé).
- Dinh III 15.000 đồng/ người.
- Đồi Mộng Mơ 40.000 đồng/ người lớn. 15.000 đồng/ trẻ em.
- XQ sử quán 20.000 đồng/ người (tùy thời điểm, lúc thu vé lúc không).
- Biệt thự Hằng Nga (Crazy house): 40.000 đồng/ người.
- Vườn hoa Minh Tâm 10.000 đồng/ người.
- Thác Camly 20.000 đồng/ người. 5.000 đồng/ trẻ em.
- Thung lũng tình yêu 40.000 đồng/ người lớn. 8.000đ/ trẻ em.
- Núi Langbian 20.000 đồng/ người.
- Xe Jeep khứ hồi 50.000 đồng/ người.
- Làng Cù Lần 30.000 đồng/ người.
- Thung lũng vàng 30.000 đồng/ người lớn. 15.000 đồng/ trẻ em
- Vườn hoa thành phố 30.000 đồng/ người lớn. 10.000 đồng/ trẻ em
- Cáp treo Thiền Viện Trúc Lâm khứ hồi: 70.000 đồng/ người lớn. 40.000 đồng/ trẻ em- 1 chiều: 50.000 đồng/ người lớn. 30.000 đồng/ trẻ em
- Viện sinh học Tây Nguyên 8.000 đồng/ người.
- Biệt điện Trần Lệ Xuân - Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV (Mộc bản triều Nguyễn): 15.000đ.
- Bảo tàng Lâm Đồng - cung Nam Phương Hoàng Hậu: 10.000đ/người.
- Trần Lê Gia Trang - Trúc Lâm viên 30.000 đồng/người.
- Ngôi nhà đất đỏ Bazan - đường hầm kiến trúc Đà Lạt (Dalat Star): 40.000đ/người.
- Vườn dâu tây sạch trồng chậu Hiệp Lực (gần Thung lũng Tình yêu): 10.000đ/người.
- Xe lửa Đà Lạt - Trại Mát (tham quan chùa Linh Phước) khứ hồi: 124.000đ/người.
- Bidoup - Núi Bà: 20.000đ/người, trẻ em 10.000đ
- Thác Ponggou : 10.000đ

25. Ninh Thuận:
- Pokolong Giarai: 20.000 đồng/người lớn.

26. Phan Thiết: 


- Tháp Poshanư: 10.000 đồng/ người.
- Trường Dục Thanh và Bảo Tàng tùy đoàn đưa tip cho thuyết minh viên tại điểm khoảng 200k.
- KDL Hòn Rơm vào tắm biển bao gồm ghế dù tắm nước ngọt: cuối tuần ngày hè 35.000 đồng/người lớn. 
- Hải Đăng: 10.000 đồng/ người lớn.
- Vạn Thủy Tú: 10.000 đồng/ người lớn.
- Thuyền Thúng - Cano qua hải đăng 40.000 đồng/ người lớn.
- Núi Tà Cú 20.000 đồng/ người lớn (Ăn trưa ở đây thì free).
- Vé cổng + Cáp Treo Tà Cú khứ hồi 160.000 đồng/ người lớn.
- Bàu Trắng 10.000 đồng/ người lớn.
- Lâu đài rượu vang: 100.000 đồng/người - thử rượu thêm 100k.

27. Tp Hồ Chí Minh:
- Dinh Độc Lập: 30.000 đồng/người lớn. Đoàn trên 20 khách giá vé 20k/khách
- Bảo Tàng Chiến Tranh 2000 đồng/ người VN: 15.000 đồng/ người lớn khách Quốc Tế.
- Thảo Cầm Viên : 50.000 đồng/người. Trẻ em: 30.000 đồng/bé
- Bến Nhà Rồng: 2.000 đồng/ người lớn.
- Đầm Sen + Suối Tiên + Đại Nam vào website từng KDL cập nhật.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh: 25.000 đông/ người khách quốc tế (miễn phí vé cho khách Việt Nam).
- Địa Đạo Củ Chi: 110.000 đồng/ khách quốc tế và 20.000 đồng/khách Việt Nam.

Vũng Tàu:
- Bạch Dinh 5.000 đồng/ người lớn.
- KDL Hồ Mây 300.000 đồng/người (Trọn gói cáp treo và tất cả dịch vụ vui chơi giả trí và tham quan tại đây).
- Suối nước nóng Bình Châu: 30.000 đồng/người lớn, 20.000 đồng/12t trở xuống.
- Ngâm chân khoáng nóng: 50.000 đồng/người lớn.
- Tắm hồ khoáng nóng: 150k/người.
- Đua chó: 60.000 đồng/người - 120.000 khu Vip

Đồng Nai
- KDL Giang Điền: 50k/người lớn, trẻ em 40k - Thứ 7, CN tăng thêm 20k/ng lớn và nhỏ
- KDL Bửu Long: 15k/ng, trẻ em 10k - Thứ 7, CN tăng 15k/ng lớn và nhỏ


Bình Dương
KDL Đại Nam: 100k/người lớn, trẻ em 50k

Daklak: 


- Bảo Tàng Đăk Lăk: 20.000 đồng/ người lớn.
- Nhà đày Buôn Ma Thuột: 4.000 đồng/ người lớn.
- Thác Dray Nur: 30.000 đồng/ người lớn.
- Đồi Tâm Linh: 20.000 đồng/ người lớn.
- Cầu treo: 30.000 đồng/ người lớn (ngày thường) (ngày lễ 40.000 đồng/ người lớn).
- Nhà Cổ: 10.000 đồng/ người lớn.
- Mộ Vua Voi: 5.000 đồng/ người lớn.
- Dinh Bảo Đại: 

30. Mỹ Tho:
- Tour Cù Lao: Long, Lân, Quy, Phụng: 50k/khách.
- Trại rắn Đồng Tâm: 25k

31. Cần Thơ:


- Thuyền tham quan chợ nổi Cái Răng: 350 - 400k/thuyền. Liên hệ: 0710. 3824088
- KDL Mỹ Khánh: 30k/vé (đặt ăn trong KDL Mỹ Khánh miễn phí vé cổng)
- Nhà cổ Bình Thủy: 10k/khách
- Vườn cò Bằng Lăng: 10k/khách
32. Sóc Trăng:
- Xe điện tham quan Chùa Dơi: 10k/khứ hồi (đặt ăn trong KDL Chùa Dơi miễn phí).

33. Bạc Liêu:
- Nhà công tử Bạc Liêu: 15k/người lớn, 10k/trẻ em.

34. Cà Mau:
- KDL Mũi Cà Mau: 10k/khách.
- Tàu cao tốc tham quan Mũi Cà Mau từ Năm Căn: 3.600.000 đồng/tàu 34 chỗ
- Hòn đá bạc: 25k/khách.

35. Phú Quốc:


- Bảo tàng Cội Nguồn: 20k/khách (tham quan miễn phí khi ở KS Cội Nguồn).
- KDL Suối Tranh: 10k/khách.
- Nhà tù Phú Quốc: miễn phí (nên tip cho TMV khoảng 100 - 200k tùy số lượng khách).
- Trang trại bảo tồn chó xoáy phú quốc (trường đua chó địa hình) 40k/người, xem đua chó 240k/lượt đua
- Vinpearl Land Phú Quốc 500.000 đồng / người lớn - Trẻ em, người cao tuổi: 400.000đ (cao từ 1.0m – dưới 1.4m)
- Vinpearl safari 500k đồng / người lớn - Trẻ em, người cao tuổi: 400.000đ (cao từ 1.0m – dưới 1.4m)
- Combo (Vinpearl Land + Vinpearl safari): 700.000 đồng / người lớn - Trẻ em, người cao tuổi: 550.000đ (cao từ 1.0 m – dưới 1.4 m)

36. Tây Ninh:
- Tòa thánh: miễn phí
- Núi Bà Đen: 
+ Vé cổng: 16.000 đồng/ người lớn. 6.000 đồng/trẻ em.
+ Cáp treo: 150.000 đồng/ người lớn. 80.000 đồng/trẻ em (khứ hồi). 
+ Máng trượt: 120.000 đồng/ người lớn. 65.000 đồng/trẻ em (khứ hồi).

37. Đồng Tháp:
- KDL Xẻo Quýt:5.000 đồng/ người lớn, 2.000 đồng/trẻ em.
- Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam nông: 40.000 đồng/ người lớn
- Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng: 10.000 đồng/ người lớn
- Nhà Cổ Huỳnh Thủy Lê: 15.000 / Khách nước ngoài: 30.000

38. An Giang:


- Khu du lich núi Cấm 50.000 đồng/người lớn. liênhệ SDT 0763.760273
- Núi Cấm 15.000 đồng/người lớn, trẻ em: 10k. liênhệ SDT 0763.760125

39. Hà Tiên:
- Thạch Động Thôn Vân: 5.000 đồng/ngườilớn
- Núi Đá Dựng (Núi Châu Nham): 5.000 đồng/người lớn
- Biển Mũi Nai: 5.000 đồng/ngườilớn

Sổ tay du lịch bụi đảo Nam Du - Kiên Giang


Ở Nam Du, khách có thể ở cùng nhà dân, thuê thuyền tham quan các đảo xung quanh hoặc tự mình mang lều cắm trại cạnh bờ biển và thưởng thức hải sản tươi ngon.


Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 83 km đường biển. Quần đảo nằm dưới sự quản lý của xã An Sơn và xã Nam Du.

Nơi đây hiện còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Từng khối lớn nhỏ, cao thấp nằm đan xen nhau, tạo thành một thế trận vững chắc giữa đại dương.

Nước biển trong vắt ở Nam Du. Ảnh: Saru.

Thời gian tham quan

Nên đi vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, thời tiết đẹp nhất là các tháng 1,2, 3 do biển khá êm. Nếu bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.

Các vùng biển của Kiên Giang không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng mưa do bão lớn, thường từ tháng 4 tới tháng 11 hàng năm..


Phương tiện di chuyển

Tới Nam Du chỉ có hai phương tiện là ô tô và xe máy xuất phát từ TP HCM. Nếu bạn ở Hà Nội nên bay vào TP HCM để đi tiếp.

Bạn có thể đặt xe tuyến TP HCM - Rạch Giá của Phương Trang, Kumho, Mai Linh… trước một tuần để nằm giường dưới tiện hơn. Giá vé là 170.000 đồng mỗi người. Bạn nên đi chuyến 23h để đến lúc 6h sáng, các chuyến này đều có xe trung chuyển ra bến tàu, mất khoảng 30 phút.

Để ra đảo bạn bạn liên hệ các tàu cao tốc như Ngọc Thành, Sông Hồng. giá vé là 210.000 đồng một người. Tàu xuất bến lúc 8h15, tới hòn Lớn (hòn Củ Tron) lúc 11h. Chuyến về lại Rạch Giá lúc 12h15 trưa. Bạn nên liên hệ đặt trước để đảm bảo có vé.

Nam Du là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, bạn nên thuê thuyền tham quan để đi được nhiều hơn. Nếu ở hòn Củ Tròn, bạn thuê thuyền đi hòn Mẫu, hòn Hai Bờ Đập…giá thuê là 1,4 - 1,6 triệu, thuyền chở được 15 - 20 người. Đi hòn bạn nên xuất phát vào buổi trưa vì ban sáng ở Nam Du gió to, sóng mạnh. Nếu đi ít người bạn nên liên hệ để được ghép đoàn và chọn các tàu lớn cho an toàn cũng như đỡ say sóng hơn.

Lưu trú

Nam Du cũng có một số nhà nghỉ, bạn liên hệ trước khi đi để đặt phòng. Một số nhà nghỉ tham khảo là Kim Yến, Sáu Có... có giá phòng đơn khoảng 100.000 - 120.000 đồng/ đêm, phòng đôi giá 200.000/ đêm. Giá thuê xe máy là 150.000 đồng/ ngày.

Bạn có thể liên hệ nhà dân để ở trong trường hợp không đặt được phòng. Người dân ở đây rất thân thiện và thoải mái.

Một cách khác là các bạn thuê lều dựng trại ngủ ngoài bãi biển, trải nghiệm nằm nghe sóng dạt dào bên tai. Trên đảo cũng cung cấp dịch vụ cho thuê lều và chỗ cắm trại. Giá thuê lều là 40.000 đồng/ người.


Điểm tham quan

Du khách tới quần đảo Nam Du nên ghé các điểm như bãi tắm Cây Mến, Hải đăng Nam Du, Hòn Nồm, Bãi Ngự, Bãi Chệt, Hòn Ngang, Hòn Mấu, Hòn Hai bờ đập...

Du khách vui đùa ở bãi đá đỏ, Nam Du. Ảnh: Saru.


Bãi Cây Mến là một vịnh, nước biển xanh biếc với diện tích 600 m2 nằm gọn trong vịnh Thái Lan. Hải đăng Nam Du nơi có thể quan sát được những vị trí đẹp nhất ở đảo. Hòn Nồm Chỉ duy nhất có gia đình ông Vương Văn Sáu sinh sống, nước ở đây rất trong cũng có nhiều du khách tắm.

Bãi Ngự do có nhiều nhà dân kế biển nên nhìn không còn hoang sơ. Bãi Chệt khá đông dân cư sinh sống, không phù hợp để tắm nhưng vẫn nên tới khám phá.

Hòn Ngang là trung tâm đảo Nam Du nên có rất nhiều tàu thuyền đậu và các bè nuôi thủy sản cũng tập trung tại đây. Trên hòn có con đường dài khoảng 1,5 km, khá vắng vẻ. Hòn Mấu rộng khoảng 200 ha với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau vắt ngang qua phần thấp nhất của đảo. Hòn Hai bờ đập là nơi thích hợp để cắm trại ngủ qua đêm.


Ẩm thực

Ngay gần cầu tàu có hai quán ăn, bạn có thể đặt cơm khi đặt phòng luôn, giá 40.000 - 50.000 đồng/ phần, khoảng 2, 3 món. Hoặc bạn ở khách sạn nào thì liên hệ chủ đặt bữa ăn, giá cả thỏa thuận, vào khoảng 30.000 - 50.000 đồng/ phần, tùy món.

Đồ biển ở Nam Du tươi, ngon, và rẻ. Bạn có thể đặt hải sản cho bữa tối luôn tại quán cơm. Ngoài ra, những món ăn "phải thử" ở Nam Du là: cá xanh xương nướng bẹ chuối, sò điệp nướng mỡ hành, canh chua cá bớp, mực trứng vừa câu hấp gừng, cá chình nấu mẻ, nhím biển.

Hướng dẫn đi lại bằng tàu điện ngầm ở Quảng Châu


Du lịch Quảng Châu (Trung Quốc) sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn biết đi lại bằng tàu điện ngầm (subway) hoặc xe buýt.

Với xe bus bạn cần bỏ ra 1 đến 2 tệ cho các chặng, đi ngắn thì 1 tệ (thường là nhỏ hơn 5 chặng dừng) và 2 tệ cho toàn tuyến bus, hoặc xa hơn 5 chặng dừng. Việc bắt xe bus sẽ khó hơn bắt tàu điện ngầm, bởi vì biển báo các tuyến bus thường toàn chữ Trung Quốc, không có phiên âm tiếng Latin. Do đó chỉ có cách online để kiểm tra tuyến xe chạy. Một trong số những cách kiểm tra tuyến xe chạy là:

Online và check tại https://maps.google.com/. Với cách này phải truy cập online, do đó điện thoại của bạn nên có google maps và 3G (có thể mua Sim 3G ngay tại cửa khẩu Trung Quốc hoặc tại Quảng Châu).

Khi chạy Google maps, bạn dựa vào chức năng "Get directions" để tìm tuyến xe bus thích hợp. Bản đồ của google sẽ có nhiều lựa chọn như đi bằng subway, đi bằng bus hoặc đi bộ. Ví dụ ở hình dưới đây: hướng dẫn đi từ Shamian island đi Chen Clan Academy. Bạn bắt xe 238 và dừng tại Stop số 4.


Để biết hành trình cụ thể toàn tuyến của các chặng, bạn vào trang http://www.gztransport.net/defaulten.aspx. Ở trang này có list các tuyến xe chạy, khi click vào mỗi số tuyến sẽ ra bản đồ xe chạy. Khi zoom lên sẽ thấy rõ xe chạy qua các đường nào. Với công cụ này, bạn có thể dùng khi đang đứng ở một stop nào đó và đang tìm cách tới một điểm khác.

Hệ thống tàu điện ngầm Subway ở Quảng Châu cũng hiện đại tương tự như các hệ thống tàu điện ngầm khác trong khu vực. Việc đi lại sẽ rất tiết kiệm và nhanh chóng với việc di chuyển bằng Subway.

Hệ thống tàu điện ngầm Quảng Châu gồm có 8 đường chính và nhiều đường phụ khác. Giá vé được tính tùy theo km mà bạn đi, thông thường từ 2 - 10 tệ. 

Thông thường có 2 loại vé:

- Vé theo chặng: chính là kiểu vé lẻ dùng theo chặng.

- Vé dùng smart card: kiểu như vé tháng.

Thông thường chúng ta dùng loại “mua ngay ăn liền” Single-trip ticket. Đây là thẻ xu nhựa có gắn chip, chỉ có giá trị trong ngày.

Hướng dẫn mua vé tàu điện ngầm

Trước khi đi tàu điện ngầm bạn nên chắc chắn rằng mình có một bản đồ tàu điện ngầm trong tay và một bản đồ du lịch hoặc Google maps. Hai bản đồ này đối chiếu với nhau để biết bạn sẽ đi tới đâu. Bạn có thể lấy bản đồ tại các khách sạn nơi bạn ở.

Các bước khi mua vé:

- Tìm máy bán vé tự động, xếp hàng (nếu đông khách).

- Chọn ngôn ngữ: English

- Chọn tuyến đường mà bạn muốn đi (trước khi chọn phải biết mình sẽ đi tới đâu và điểm đó gần đường nào).

- Chọn điểm mà bạn sẽ đến.

- Chọn số người (số lượng người đi hiện ở bên phải, chọn xong máy sẽ tính ra tổng tiền).

- Thanh toán: cho tiền giấy hoặc xu vào cửa nhận (sẽ có một số máy không nhận tiền do hết vé hoặc trục trặc, bạn có thể thử máy khác).

- Nhận vé và tiền thừa.

Máy bán vé tự động nhận tiền giấy: loại 5 tệ và 10 tệ; tiền xu: loại 1 tệ và 5 hào.

Chạm nhẹ vé (xu nhựa) vào bảng từ ở cửa kiểm soát tự động.

Khi đã nhận được vé xe bằng nhựa, bạn cần đặt mặt có chữ trên vé vào bảng từ ở cửa kiểm soát tự động. Cửa sẽ mở ra và bạn đi qua (lưu ý là phải giữ lại vé). Tại cửa ra bạn nhét vé (xu nhựa) vào khe của cửa kiểm soát tự động, cửa mở và bạn đi ra. Lưu ý cửa chỉ mở khi bạn ra đúng cửa, mọi trường hợp muốn ra khi cửa không mở thì chỉ có cách mua lại vé hoặc liên hệ kiểm soát viên.

Sau khi mua được vé bạn sẽ phải xem lại bản đồ để xác định lộ trình di chuyển. Đi từ ga bạn đang đứng tới ga nào, tới điểm chuyển tuyến nào…

Ví dụ theo hình dưới đây: tàu điện ngầm từ công viên Việt Tú (Yuexiu Park) tới tháp truyền hình (Caton tower). Bạn cần di chuyển qua 3 tuyến đường (line) là : line 2 – line 5 – line 3, trong đó các ga để chuyển line là GuangZhou railway (giao giữa line 2 và line 5) và Jujiang New town (giao giữa line 5 và line 3). Các bạn cần nắm rõ các điểm giao line và điểm ga cuối.

Lộ trình từ công viên Việt Tú đi Tháp truyền hình.

Làm sao để biết mình đang đến ga nào?

Tùy tàu, từng line có cách thông báo khác nhau. Có line có biển LED chạy chữ và loa thông báo điểm sắp đến. Có tàu lại có bảng đèn báo hiệu (màu xanh là đang chạy, chạy tới đâu đèn xanh tới đó). Có tàu không có thông báo và bạn phải quan sát bên ngoài (từ cửa sổ tàu nhìn ra phía đường ray bên kia có biển báo ga hiện tại là ga nào). Hoặc dựa vào bản đồ và đếm các ga mà mình vừa qua.

Lưu ý khi đi tàu điện ngầm Quảng Châu

- Xếp hàng khi mua vé và khi lên tàu.

- Một số ga có mũi tên chỉ hướng đi (phân làn cho người ra và người vào). Có ga lại không có, chỉ có chiều mũi tên vào, vì cửa vào và cửa ra là riêng. Bạn nên chú ý để đứng cho đúng.

- Nếu đi theo nhóm thì nên chú ý lúc tàu đông khách, lên xuống cùng nhau, tránh việc người đi người ở lại.

- Nên chuẩn bị ít tiền lẻ trước khi đi Metro hay xe bus.

Hướng dẫn đi lại trong Kuala Lumpur


Hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và xe bus phủ khắp thành phố, số tuyến dày đặc, rất tiện lợi cho du khách.

Giao thông ở thủ đô Kuala Lumpur rất thuận tiện cho khách du lịch khám phá thành phố nhờ hệ thống phương tiện công cộng dày đặc, chi phí hợp lý. Tùy thuộc vào quãng đường và nơi ở, bạn có thể lựa chọn cho mình một loại hình phù hợp nhất, với điều kiện duy nhất là có tấm bản đồ hoặc phần mềm dẫn đường trong điện thoại.

Các trạm dừng, bến xe chính

KL Sentral

KL Sentral là đầu mối giao thông quan trọng nhất tại thủ đô Kuala Lumpur, là nơi trung chuyển, điểm dừng đỗ của tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố, bao gồm: xe bus, đường sắt nội đô, đường sắt liên tỉnh. Tại đây, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin hữu ích về các địa điểm tham quan trong thành phố, các tour du lịch trong phạm vi toàn Malaysia. Hầu hết các chuyến xe bus hay tàu điện từ sân bay KLIA (sân bay quốc tế Kuala Lumpur) hay LCCT (sân bay giá rẻ của Air Asia) khi về đến thành phố đều dừng đỗ tại đây.


Chiều ngược lại, khi muốn lên sân bay, bạn có thể mua vé dễ dàng từ các hãng xe như Skybus, Aerobus ngay tại các quầy hay từ người bán vé lên xe tại bến dưới hầm. Thậm chí, đối với hành khách của một số hãng hàng không như: Malaysia Airlines, Cathay Airlines và Royal Brunei Airlines, họ còn có thể check-in hành lý ngay tại đây. Hành khách phải tới ít nhất trước 2h khi máy bay cất cánh.

Pudu Station

Puduraya (hay còn gọi là Pudu station) là bến xe bus nằm ngay trong trung tâm thành phố, chỉ cách khu phố Tàu China Town 100m, Central Market 300m và cách bến LRT (tàu điện ngầm) 50m.

Tại đây, bạn có thể mua vé tới hầu hết những địa danh nổi tiếng trên khắp Malaysia, trong đó có cao nguyên Genting, Cameron, Melaka... Đội ngũ nhân viên tư vấn đứng khắp nơi trong bến xe để trợ giúp khách hàng kịp thời nhất. Nhiều khách vô tình nhầm lẫn họ giống như đội ngũ "cò mồi" ở Việt Nam nên ban đầu khá e dè nhưng ngay sau đó đã rất thích cách phục vụ tận tình này.

Có rất nhiều hãng xe đặt phòng vé tại đây, các mức giá được đưa ra giữa các hãng này không chênh lệch nhau là mấy. Ngoài ra, để tới sân bay KLIA và LCCT, bạn cũng có thể mua vé tại đây.

Bandar Tasik Selatan (TBSBTS) 

Trạm dừng Bandar Tasik Selatan là điểm dừng cuối cùng của các chuyến xe bus đến từ miền Nam, nằm tại đường Middle Ring Road 2. Tại đây, khách có thể chọn sử dụng các dịch vụ của KLIA Transit, KTM Komuter, RapidKL LRT hoặc taxi.


Bến xe này có tới 60 cửa hàng lớn nhỏ, bàn các loại đồ ăn, nước giải khát, đồ lưu niệm và quà tặng dành cho du khách trong thời gian chờ đợi. Ngoài ra, các cửa hàng thời trang xếp cạnh nhau cũng trở thành một điểm mua sắm khá hấp dẫn. Bất khi nào cần yêu cầu trợ giúp hay kiểm tra thông tin, bạn có thể nhờ đến các nhân viên ngồi tại quầy hoặc tại các màn hình thông tin có chức năng cảm ứng.

Hentian Putra

Đây cũng là một trạm trung chuyển xe bus của thủ đô KualaLumpur, nằm tại đường trung tâm Jalan Tun Ismail. Cũng giống như các bãi xe khác, ngoài mua vé xe, du khách cũng có thể tham khảo các thông tin du lịch, mua sắm hoặc thuê chỗ đỗ xe.

Các phương tiện

LRT

LRT (Light Rail Transit) là loại hình tàu điện ở Kuala Lumpur, với 2 tuyến chính là LRT Kelana Jayavà LRT Ampang Line. 

LRT Kelana Jaya, trước đây gọi là Putraline, dài 29km, là hệ thống tàu điện ngầm tự động dài thứ 2 thế giới. Đây cũng là hệ thống tàu điện ngầm dài nhất châu Á, kéo dài từ Putra ở Gombak tới Kelana Jaya ở Petangling Jaya. Tuyến này dừng tổng cộng 24 điểm, đi qua các kiểm du lịch nổi tiếng như Central Market, khu China Town, tháp đôi Petronas...

LRT Ampang Line không phải tuyến tàu tự động mà có người lái, điều khiển trên chiều dài toàn tuyến là 27km, đi từ Sentul Timur tới Ampang và Sri Petaling. Khi tới trạm trung chuyển Chan Sow Lin, hành khách lên sân ga 2A và chọn 1 trong 2 đích đến cuối cùng là Ampang hoặc Sri Petaling. Tuyến này ít được du học sinh hoặc du khách lựa chọn bởi không đi qua các trung tâm mua sắm lớn.

KL Monorail

Monorail là loại hình tàu điện trên cao một đường ray khá phổ biển ở Malaysia, với quãng đường 8,6km, chạy qua 11 trạm. Tuy có chiều dài khá khiến tốn nhưng tuyến này rất được du khách sử dụng bởi chúng kết nối các khách sạn lớn, khu đông dân cư với KL Sentral, trung tâm thương mại và du lịch của thành phố. Điểm khởi hành của Monorail cách nhà ga KL Sentral 100m đi tới Titiwangsa. Trung bình 5 phút lại có một chuyến nên khá tiện lợi.


Trong đó có các bến quan trọng là Maharajalela (gần China Town), Bukit Bintang (khu mua sắm lớn nhất thủ đô), Hang Tuah (điểm trung chuyển tàu)...

Ngoài việc đi lại thuận tiện, tuyến tàu này đi xuyên qua khu trung tâm nên du khách có thể ngắm phong cảnh hai bên đường nếu chọn được chỗ ngồi gần cửa sổ.

KTM Komuter

KTM Komuter là loại hình tàu hỏa, hoạt động với 2 tuyến chính là Tanjung Malim - Sungai Gadut và Batu Caves - Pelabuhan Klang; kết nối các thị trấn ngoại ô thành phố như Tanjung Malim, Rawang, Seremban, Sungai Gadut và Pelabuhan Klang với trung tâm thành phố. Với loại hình này, bạn có thể tới thăm động Batu, cách thành phố khoảng 13 km. Dọc hai bên đường là nhiều điểm đến hấp dẫn như khu phố Tàu, khu tiểu Ấn, khu Mid Valley... 

Các tuyến tàu, bao gồm cả LRT và MRT thường bắt đầu chạy từ 6h sáng tới 12h đêm, có thể mua vé lẻ hoặc làm thẻ tại các bến. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian tới hoặc rời bến cuối cùng nên cần chú ý thời gian tàu qua bến mình cần xuất phát.

Bus

Xe bus ở Kuala Lumpur được chia làm 6 khu vực với các tuyến chuyên biệt. Trong đó khu vực 1: chạy trong khu trung tâm; khu vực 2: chạy ở phía Bắc thành phố, đi qua động Batu; khu vực 3: chạy ở phía Đông thành phố, qua Ampang; khu vực 4: chạy ở phía Đông Nam, qua Putrajaya; khu vực 5: chạy ở phía Nam; khu vực 6: chạy ở phía Tây Nam, qua Subang.
Bạn có thể tra các điểm dừng đỗ, vé tàu, cách thức mua vé tại trang web myrapid.com.my.

Taxi

Có rất nhiều khuyến cáo khách du lịch về taxi ở Kuala Lumpur, rằng chỉ nên dùng loại phương tiện này khi thực sự không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc nên lên xe của những bác tài gốc Hoa hoặc người Mã (có nước da sáng) để tránh bị chặt chém...

Trên thực tế, taxi ở Kuala Lumpur không đáng sợ như bạn vẫn nghĩ. Có điều, nếu so sánh về giá cả thì loại hình này khá đắt đỏ. Bạn nên cân nhắc kỹ ngân sách của mình và nhất thiết phải trả giá trước khi xe chạy để không gặp phải tình huống dở khóc dở cười với các tài xế. Thông thường, giá mở cửa của taxi ở Kuala Lumpur rơi vào khoảng 3 RM (gần 20.000 đồng, gấp rưỡi ở Việt Nam).

City tour KL Hop on Hop off

Đây là dạng city tour, đi qua 40 danh thắng và dừng tại 22 bến trong suốt chuyến hành trình kéo dài 24h hoặc 48h. Du khách có thể chủ động lựa chọn lịch trình, thời gian dừng đỗ phù hợp với bản thân mà không phụ thuộc vào hướng dẫn viên du lịch. Trên xe có hướng dẫn bằng 9 thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Tây Ban Nha nên khá thuận tiện cho khách du lịch nước ngoài.


Xe hoạt động từ 8h30 sáng đến 8h30 tối hàng ngày, kể cả ngày lễ. Khi mua vé, khách sẽ được bấm lỗ đánh dấu giờ lên xe. Từ thời điểm đó, bạn có 24h hoặc 48h (tùy vào loại vé bạn mua) tham quan khám phá thành phố theo lịch trình của xe, không giới hạn số lần lên xuống.

Những điểm dừng không thể bỏ qua trên hành trình: tháp đôi Petronas, Aquaria KLCC, tháp Kuala Lumpur, Quảng trường Merdeka, Central Market, Little India, China Town, công viên Lake Garden, Orchird Garden, Berjaya Times Square, phố đi bộ Bukit Bintang, trung tâm thương mại nổi tiếng Pavilion, Cung điện Hoàng gia...

Có hai loại vé: loại 24h với giá 45 RM (khoảng 300.000 đồng) và loại 48h với giá 79 RM (khoảng 550.000 đồng). Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí hoàn toàn, từ 5 đến 12 tuổi phải trả một nửa tiến vé còn trẻ em trên 12 tuổi được tính như một người lớn. Bạn có thể mua từ người soát vé khi xe dừng tại bến, đặt mua qua mạng hoặc qua đại lý ủy quyền.

Cách đi tàu điện ngầm ở Singapore



Đối với hành trình phượt Singapore, di chuyển bằng tàu điện ngầm là hình thức tiết kiệm chi phí đáng kể, lại thuận tiện khám phá đảo quốc xinh đẹp.

Du khách còn có cơ hội khám phá hệ thống tàu điện ngầm hiện đại bậc nhất Đông Nam Á khi tới đảo quốc sư tử.

Cách di chuyển từ Nhà ga số 1 sang Nhà ga số 2 ở Changi

Một số chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ hạ cánh ở Nhà ga số 1 (Terminal 1), sân bay Changi Singapore. Trên các chuyến bay, tiếp viên hàng không sẽ phát tờ khai nhập cảnh cho du khách nước ngoài.

Ngoài ra, bạn có thể lấy mẫu tờ khai nhập cảnh đặt sẵn ở các dãy bàn gỗ. Cạnh đó là hai kệ trưng bày miễn phí các loại bản đồ Singapore về đường đi, hệ thống tàu điện ngầm, các trung tâm mua sắm và địa điểm vui chơi giải trí.


Sau khi ra khỏi khu vực thủ tục nhập cảnh Singapore tại Nhà ga số 1 của sân bay Changi, bạn rẽ trái theo hướng mũi tên chỉ dẫn Skytrain to T2 để đón tàu điện miễn phí từ Nhà ga số 1 sang Nhà ga số 2, vì trạm tàu điện ngầm đi vào trung tâm tọa lạc ở Nhà ga số 2.

Sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, bạn đi theo hướng mũi tên chỉ dẫn Skytrain to T2 để đón tàu điện miễn phí từ Nhà ga số 1 sang Nhà ga số 2 - nơi có trạm tàu điện ngầm đi vào trung tâm thành phố.

Tại Nhà ga số 2, theo bảng chỉ dẫn hướng tàu điện vào trung tâm thành phố Train to city, bạn bước xuống thang cuốn sau đó rẽ trái, đi thẳng một đoạn chừng 50m là đến gần cổng vào Nhà ga số 3 (Terminal 3). Ngay trước cổng sẽ có thang cuốn đi xuống tầng hầm – nơi có trạm tàu điện ngầm.

Cách mua thẻ tàu điện ngầm tại sân bay

Bạn sẽ thấy ngay quầy dịch vụ Khách hàng (Passenger Service). Hãy xếp hàng mua thẻ EZ Link với giá 12 Dollar Singapore (SGD) (tương ứng khoảng 195.000 đồng), thời hạn sử dụng 5 năm, trong đó số tiền được sử dụng 7 SGD – khoảng 115.000 đồng.

Bạn có thể nạp thêm tiền vào thẻ EZ Link tại quầy Dịch vụ khách hàng hoặc máy nạp tiền - mua thẻTicket Machine bên cạnh trạm tàu điện. Mệnh giá thấp nhất máy nhận là 10 SGD (khoảng 165.000 đồng). Nếu không có tiền lẻ, bạn có thể đổi tại quầy.

Đối với hành trình 4 ngày 3 đêm, bạn chỉ cần nạp thêm 10 SGD hoặc 20 SGD (khoảng 165.000 - 330.000 đồng) là có thể đi lại thoải mái ở Singapore.


Trước khi bước vào các trạm tàu điện ngầm, bạn cần đặt thẻ lên mặt trên của một trong các cửa soát vé tự động. Khi nghe tiếng tít, cửa sẽ mở để bạn đi qua. Ra khỏi trạm tàu điện cần đến, bạn cũng sẽ dùng thẻ để quẹt tại cửa soát vé tự động và đi ra.

Thẻ EZ Link đi tàu điện là loại thẻ từ, quẹt tự động khi ra vào. Tùy điểm đến mà hệ thống sẽ trừ số tiền tương ứng trong thẻ, giá dao động từ 0,87 SGD (khoảng 14.000 đồng).

Các tuyến tàu điện ở Singapore

Tuyến Đông – Tây (màu xanh lá cây) mang tên East West, viết tắt là EW và có 31 trạm. Trạm đầu tiên xuất phát từ Pasir Ris EW1 và kết thúc ở Joo Koon EW29. Thêm 2 trạm đi từ Tanah Merah đến sân bay Changi mang tên Expo CG1 và Changi Airport CG2.

Tuyến Bắc – Nam (màu đỏ) mang tên North South, viết tắt là NS và có 28 trạm, xuất phát từ Jurong East NS1, kết thúc ở Marina South Pier NS28.

Tuyến Đông – Bắc (màu tím) mang tên North East, viết tắt là NE và có 17 trạm, xuất phát từ Harbour Front NE1, kết thúc ở Punggol NE17.

Tuyến vòng (màu cam) mang tên Circle, viết tắt là CC và có 30 trạm, xuất phát từ Dhoby Ghaut CC1, kết thúc ở HarbourFront CC29 đồng thời thêm một trạm Bayfront CE1.

Tuyến Downtown (màu xanh dương) viết tắt là DT. Tuyến này đang trong giai đoạn xây dựng thêm. Hiện nay 6 trạm được hoàn thành trong giai đoạn đầu là Bugis DT14, Promenade DT15, Bayfront DT16, Downtown DT17, Telok Ayer DT18 và Chinatown DT19.


Các sảnh chờ của trạm tàu điện ngầm có những cách trang trí khác nhau. Đây là một sảnh chờ của trạm tàu điện Promenade (thuộc tuyến vòng màu vàng mang tên Circle Line) có trang trí hình ảnh những giọt nước long lanh.

Cách đọc tên trạm và hướng

Khi đi tàu điện ngầm, bạn cần chú ý tên trạm cũng như tên hướng.

Tên trạm gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự trạm. Ví dụ, tên trạm tàu điện ngầm bạn bắt đầu đi là HarbourFront, ký hiệu là NE1 (thuộc tuyến màu tím) và tên trạm cần đến là Little India, ký hiệu là NE7 (cũng thuộc tuyến màu tím).

Tên hướng được đặt theo tên trạm cuối cùng của tuyến, ghi ngay trên cửa lên tàu điện ngầm. Ví dụ: tuyến màu tím có hai hướng là HarbourFront và Puggol, tuyến màu đỏ có hai hướng là Jurong East và Marina South Pier, tuyến màu xanh lá cây có ba hướng là Pasir Ris, Joo Koon và Changi Airport.

Đối với các trạm chuyển tuyến giữa các màu sắc (interchange), một số nơi là trung chuyển tuyến màu xanh lá cây và tím như Outram Park; tuyến màu đỏ, tím và vàng như Dhoby Ghaut… Bạn sẽ dễ dàng xem trên bản đồ tàu điện. 

Cách di chuyển vào trung tâm

Bản đồ tàu điện ngầm ở Singapore.

Có một lưu ý, để di chuyển bằng tàu điện ngầm từ sân bay Changi vào trung tâm Singapore, bạn xuất phát từ trạm MRT Changi Airport CG2 đến MRT Tanah Merah EW4. Đến nơi, bạn bước ra đổi hướng tàu Joo Koon. Sau đó, tùy nơi lưu trú ở Singapore mà bạn sẽ chọn trạm dừng hoặc đổi tuyến tàu điện cho phù hợp.

Đa số dân phượt chọn nơi lưu trú thuộc khu Clarke Quay hoặc Chinatown bởi sự tiện lợi về ăn uống. Lúc này, từ trạm tàu điện ngầm MRT Tanah Merah, bạn đi tiếp đến MRT Outram Park. Bước tiếp theo là đổi tàu điện từ tuyến xanh lá cây sang tím, hướng tàu Punggol và sẽ bước xuống ở trạm MRT Chinatown hoặc MRT Clarke Quay. Thời gian di chuyển từ sân bay vào một trong hai khu này mất khoảng một tiếng.

Nếu bạn chọn lưu trú tại khu Kallang hoặc Bugis vì giá rẻ và gần các khu mua sắm, khi đó, từ trạm MRT Tanah Merah, bạn đi thêm 6 trạm nữa sẽ đến MRT Kallang, hoặc đi thêm 8 trạm nữa sẽ đến MRT Bugis (cùng thuộc tuyến tàu điện xanh lá cây).

Lưu ý thêm

Bạn đứng chờ tàu ở sau vạch giới hạn màu vàng, đúng hướng lên tàu; không đứng ngay hướng khách xuống tàu. Khi bước lên tàu điện, cần chú ý khoảng trống giữa sảnh và tàu để tránh bước hụt chân.

Khi tàu đến, hãy nhường cho hành khách xuống tàu trước rồi mới bước lên. Bên cạnh đó, bạn chú ý đến bảng điện tử chạy chữ thông báo tên từng ga đi qua/ ga sắp tới để kịp thời chuẩn bị xuống trạm cần đến.

Cẩm nang du lịch Côn Đảo



Đến với Côn Đảo du khách có thể mua mứt hạt bàng làm quà, du ngoạn các đảo nhỏ hoặc tham quan những điểm đến lịch sử và tâm linh nổi tiếng.

Côn Đảo cách Vũng Tàu 179 km, TP HCM 230 km, và Cần Thơ 165 km. Nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ với những bãi cát trắng mịn, dãy núi bao quanh tạo nên một khung cảnh yên bình. Du khách tới đây sẽ có cảm giác được thoát khỏi những mệt mỏi của công việc cũng như trên chặng đường di chuyển.

Đạp xe khám phá trên Côn Đảo. Ảnh: Phương Thu Thủy.

Nên đi thời gian nào

Bạn nên hạn chế tới Côn Đảo trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau. Đây là lúc biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo.

Các tháng 3 - 9 là thời gian biển êm, các trận mưa ở Côn Đảo thường ngắn nên không ảnh hưởng đến việc tham quan của du khách.

Di chuyển đến Côn Đảo

Đường bộ và đường thủy

Du khách đặt vé ô tô hoặc tàu đến Vũng Tàu trước khoảng 1 – 3 tuần qua điện thoại rồi lấy vé tàu tại cảng Cát Lở. Có 2 tàu khách được đưa vào hoạt động là Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10. Giá vé từ 150.000 đến 200.000 đồng một người, tùy loại ghế ngồi hay giường nằm. Tàu xuất phát là 17h và đến cảng Bến Đầm, Côn Đảo khoảng 6h sáng hôm sau.

Đường hàng không

Các chuyến của hãng Vietnam Airlines chặng TP HCM - Côn Đảo có giá khoảng 1,5 triệu đồng một vé, Cần Thơ - Côn Đảo khoảng 950.000 đồng một vé.

Từ Bến Đầm hoặc sân bay, bạn có thể đi vào trung tâm đảo bằng xe ôm, xe lam giá 30.000 đồng một người hoặc taxi với giá 250.000 đồng một chuyến. Cả 2 địa điểm này đều cách trung tâm thành phố khoảng 12 km nhưng theo hai hướng ngược nhau.

Tại đảo lớn Côn Sơn bạn có thể tham quan bằng các phương tiện sau:

Xe máy giá có cho thuê khoảng 100.000 - 150.000 đồng một ngày, tùy xe số hay tay ga.

Trên đảo chỉ có hai cây xăng gần chợ nên bạn nhớ đổ xăng trước khi đi. Đến điểm tham quan bạn cứ để xe đúng nơi quy định là không phải lo lắng nhiều về an toàn.

Khung cảnh trước cảng Bến Đầm. Ảnh: Phương Thu Thủy.

Du khách tay lái yếu có thể thuê xe ôm với giá 300.000 đồng một ngày để đi mọi nơi trên đảo. Người lái sẽ là hướng dẫn viên du lịch tự nguyện cho bạn với sự nhiệt tình và vui vẻ. Lựa chọn khác là thuê xe đạp với giá khoảng 30.000 đồng một ngày.

Nghỉ đêm ở đâu

Côn Đảo có một khách sạn 5 sao là Six Senses Côn Đảo, nhiều khách sạn, resort 3 hoặc 4 sao như Côn Đảo, Côn Đảo Sea Travel, ATC ... Giá trung bình các phòng ở đây từ một triệu đồng.

Cũng ngay trên đường Tôn Đức Thắng có rất nhiều khách sạn nhỏ, nhà nghỉ, giá chỉ khoảng 300.000 -500.000 đồng.

Bạn cũng có thể ở lại qua đêm trên các đảo nhỏ ở nơi cho phép dã ngoại hoặc có lều, võng. Tuy nhiên, các đảo nhỏ không có hàng quán nên nếu muốn ở qua ngày, bạn phải chuẩn bị đồ ăn.

Điểm tham quan nào nổi tiếng

Những điểm đến tìm hiểu lịch sử và tâm linh: nghĩa trang Hàng Dương, di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo, bảo tàng Côn Đảo, đền thờ bà Phi Yến, miếu và mộ của Hoàng tử Cải, chùa Núi Một.

Các điểm thăm thú thiên nhiên: Bãi Đầm Trầu, rừng Ông Đụng, mũi Cá Mập, hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Tre lớn, hòn Cau, vịnh Đầm Tre

Đặc sản là gì

Cua mặt trăng đánh bắt trên Côn Đảo. Ảnh: Phương Thu Thủy.

Đặc sản của Côn Đảo là cá mú đỏ, giá khoảng 800.000 đồng một kg. Thịt cá trắng, dai và rất thơm.Tôm hùm và tôm mũ ni, giá khoảng 1,5 triệu đồng một kg.

Mực một nắng, sá sùng, cua mặt trăng, ốc vú nàng… cũng là những món không nên bỏ qua. Điều đặc biệt là giá cả của các nhà hàng ở đây tương đối giống nhau, nên không cần phải chọn lựa nhiều.

Nên mua quà nào

Ngoài hải sản khô và tươi, hạt bàng là một đặc sản mà du khách nên thử khi đến Côn Đảo. Hạt bàng rang muối hay tẩm đường và gừng là một món quà đặc biệt bạn dành cho người thân ở nhà. Một hũ mứt hạt bàng có giá khoảng 45.000 - 50.000 đồng
.